• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

Chưa bao giờ gia đình Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, tự chủ mạnh mẽ về kinh tế, đời sống tinh thần, phát triển trí tuệ cá nhân như hiện nay. Tuy nhiên, cũng chưa bao giờ gia đình Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, biến động mạnh mẽ do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại như những năm gần đây. Những thay đổi đó xuất phát từ việc các giá trị truyền thống trong văn hóa gia đình đang bị nhìn nhận lại theo nhiều góc độ khác nhau. Sự lệch chuẩn so với truyền thống đang tạo nên những đánh giá trái chiều, đòi hỏi cần được nghiên cứu, phân tích, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của xã hội Việt Nam. Gia đình Việt Nam hiện đại không tránh khỏi sự xáo trộn trước xu thế chia tách cấu trúc nhất thể của gia đình truyền thống thành đa cấu trúc, đa khuôn mẫu. Trong đó, sự đòi hỏi phải thỏa mãn quyền lợi cá nhân và tư tưởng bình đẳng đang là những thay đổi gây tác động đa chiều nhất. Một trong những thay đổi khá rõ rệt, đang tác động mạnh đến mỗi gia đình người Việt chính là những thay đổi trong giáo dục gia đình.

VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Nghiên cứu về vấn đề văn hóa dân gian với phát triển du lịch được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đề cập đến trong một số công trình như Du lịch di sản (Dallen J.Timothy and Stephan W.Boyd, 2002), Du lịch văn hóa: mối quan hệ giữa quản lý du lịch và quản lý di sản văn hóa (Bob Mekercher, Hilary, 2002), Đề cương nhân loại học du lịch Trung Quốc (Cao Lộ Gia, 2004), Đa nguyên văn hóa và du lịch dân tộc thiểu số (Dương Tuệ, 2011), Giá trị của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên, nhìn từ văn hóa du lịch (Nguyễn Văn Bổn, 2011), Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ bảo tồn lễ hội cung đình tại Việt Nam và Nhật Bản (Lê Thị Kim Oanh, 2010), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch (Dương Văn Sáu, 2004)… Các công trình nghiên cứu này đề cập đến vai trò, giá trị, tài nguyên văn hóa dân gian với phát triển du lịch, vấn đề quản lý di sản trong bối cảnh phát triển du lịch… nhưng không nghiên cứu văn hóa dân gian là sản phẩm của du lịch. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích các loại hình văn hóa dân gian với vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch cũng như các nguyên tắc kế thừa, xây dựng sản phẩm, các điểm du lịch hấp dẫn.

BÀN VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH

Ngày 30-9-2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của quan họ Bắc Ninh trong xã hội hiện nay đòi hỏi chúng ta cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về những vấn đề xung quanh nó.

XÂY DỰNG NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam, vấn đề xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhất là các thế hệ sinh viên đặc biệt quan tâm. Vì vậy, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của sinh viên trong xã hội, khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của việc xây dựng nhân cách sinh viên. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế cũng là quá trình xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện đại.

PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA DU LỊCH Ở TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG HIỆN NAY

Toàn cầu hóa ngày nay có tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là hoạt động du lịch. Sự tác động này khiến nhiều tập đoàn, công ty du lịch xuyên quốc gia ra đời và phát triển, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Việt Nam nói chung và tiểu vùng sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng nhiều năm nay đã đạt được thành tích đáng kể trong phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống bản địa và nền kinh tế xã hội. Việc phát triển hàng hóa du lịch ở tiểu vùng sông hiện nay có những thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực để vượt qua.

VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM

LTS: Trong các ngày 03 và 04-10-2015, tại TP.HCM diễn ra cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Tham dự có hơn 150 nhà khoa học, các văn nghệ sĩ tiêu biểu, các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật ở trung ương và một số tỉnh, thành phố. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã tới dự và phát biểu gợi mở một số vấn đề căn cốt, có giá trị định hướng trong quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. VHNT trích đăng ý kiến kết luận cuộc Hội thảo quan trọng này của PGS,TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Văn hóa Việt Nam đương đại, một góc nhìn

Công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã có một khoảng thời gian gần 30 năm kinh nghiệm để từ đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhìn lại tiến trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước sang TK XXI, đặc biệt là từ năm 2014, đất nước ta bước vào giai đoạn tăng tốc cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, diện mạo văn hóa Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể.

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.