Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn
Nổi bật
Tính dung hợp trong kịch nói ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua hơn 150 năm hình thành và phát triển kịch nói ở Sài Gòn - TP.HCM đã để lại những dấu ấn trong lòng công chúng các thế hệ. Mang trong mình những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, nên ngoài những điểm chung với sân khấu kịch nói nước nhà thì kịch nói ở TP.HCM còn mang những đặc điểm riêng, đó chính là: tính dung hợp. Bài viết tập trung vào các yếu tố thể hiện rõ tính dung hợp của kịch nói Sài Gòn - TP.HCM xét từ nguồn gốc ra đời, lực lượng nghệ sĩ và việc ứng dụng kịch hát truyền thống vào trong việc dàn dựng, biểu diễn các tác phẩm kịch nói.
Đào tạo và truyền dạy đối với nghệ thuật truyền thống
Hiểu một cách cơ bản, xã hội loài người tồn tại và phát triển được là do có sự học hỏi kế thừa tri thức, ký ức đã tích lũy được từ thuở “khai thiên lập địa”. Sự truyền dạy - hay “đào tạo” nói theo ngôn ngữ hiện đại-là một hoạt động vô cùng cơ bản của con người bên cạnh các hoạt động bản năng. Nhờ tư duy nên việc truyền dạy của con người phần nhiều có ý thức, có chủ đích, có tính toán nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Sức hấp dẫn từ vở nhạc kịch chuyên nghiệp theo quy chuẩn quốc tế - “Zorba - Chú mèo thám tử”
"Zorba - Chú mèo thám tử" là dự án nhạc kịch thứ hai được hợp tác dàn dựng bởi Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsang Maru (trước đó là vở nhạc kịch "Đứa con của yêu tinh" ra mắt năm 2023). Đây là một vở nhạc kịch Hàn Quốc được Việt hóa và do các diễn viên Việt Nam biểu diễn bằng tiếng Việt cùng ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc, dưới sự chỉ huy của đạo diễn tài ba Lee Jong Seok.
Bàn về sự vận dụng chiếc quạt trong vở chèo Hồ Xuân Hương và Xuân Hương nữ sĩ
Từ xưa, chiếc quạt đã trở thành vật dụng thân thiết của người dân vùng Bắc Bộ. Hình dáng và tác dụng của chiếc quạt đã được thi sĩ Hồ Xuân Hương miêu tả, gửi gắm nỗi niềm trong bài thơ Cái quạt. Chiếc quạt cũng trở thành một trong những đạo cụ phổ biến nhất trên sân khấu chèo. Trong các vở chèo cổ và hiện đại, chiếc quạt không chỉ là vật trang trí, một số có liên quan đến cốt truyện, đồng thời còn thể hiện tính cách, diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc và trạng thái tâm lý của nhân vật. Trong những vở diễn về Hồ Xuân Hương, các đạo diễn không những đã sử dụng chiếc quạt làm vật trang trí, làm đạo cụ kết hợp với múa, hát, diễn thể hiện tính cách của các nhân vật, mà quạt còn được sử dụng như một biểu tượng của vở diễn. Qua đó, chiếc quạt góp phần làm phong phú thêm hình tượng nhân vật, tính biểu cảm của vở diễn và tôn vinh văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong bối cảnh hội nhập và phát triển
Trong thời đại của sự hội nhập và phát triển văn hóa, nghệ thuật diễn xướng dân gian đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc củng cố và thể hiện bản sắc văn hóa của từng cộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh của sự hội nhập và phát triển toàn cầu, nghệ thuật này trở thành một cầu nối quan trọng giữa các dân tộc, mang lại cơ hội để chia sẻ, học hỏi và tôn vinh những giá trị truyền thống cũng như tạo ra những trải nghiệm mới. Bài viết góp phần làm sáng rõ những thách thức và cơ hội mà nghệ thuật diễn xướng dân gian đang đối mặt trong môi trường đa văn hóa và đa chiều của thế giới ngày nay.
Vở kịch “Vị vua không ngai” - Từ một kịch bản hay đến cách dàn dựng, biểu diễn mới lạ
“Vị Vua không ngai” (tác giả: Vũ Thị Thảo; đạo diễn: Lại Huy Hoàng) là một vở kịch độc đáo, ấn tượng với nhiều thông điệp ý nghĩa, giàu tính giáo dục dành cho các khán giả nhỏ tuổi. Đây là một vở kịch nằm trong dự án biểu diễn “Mùa hè yêu thương” của Nhà hát Tuổi trẻ năm 2024.
Phương thức sáng tác, dàn dựng chèo của Tào Mạt trong bộ ba Bài ca giữ nước
Bộ ba chèo Bài ca giữ nước của cố NSND Tào Mạt đã trở thành một hiện tượng trong đời sống chính trị xã hội và sân khấu của đất nước. Nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học được tổ chức để giới chuyên môn bàn luận, đánh giá, đúc rút bài học kinh nghiệm làm nghề, nhằm phát triển nghệ thuật chèo trong xã hội Việt Nam hiện đại. Đến nay, nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện bộ ba chèo Bài ca giữ nước vẫn là nhu cầu của giới sân khấu, vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là đối với những người trong nghề.
Múa rối Việt Nam - Đôi điều suy ngẫm
Rối là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam từ rất lâu đời. Thông qua hình tượng các con rối, cũng như những tích, trò được diễn trên sân khấu, chúng ta phần nào hình dung được khung cảnh sinh hoạt dung dị của những người nông dân Việt Nam thuần hậu, chất phác. Múa rối hiện nay đã trở thành một trong những nhân tố cơ bản, có tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Từ một hình thức sân khấu dân gian, được các cấp quản lý chú trọng và sự tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, nghệ thuật múa rối dần trở nên chuyên nghiệp và có chỗ đứng xứng đáng trong lòng công chúng trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Hiện nay, múa rối đang hoạt động ra sao, còn những điểm bất cập nào, cần làm gì để hình thức sân khấu này tiếp tục phát triển bền vững... là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ nghệ sĩ múa rối Việt Nam và các cấp quản lý văn hóa nghệ thuật.