• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Một vài suy nghĩ về sân khấu hóa các giá đồng

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12-2016. Các giá đồng là một bộ phận quan trọng, mang nhiều giá trị trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Sân khấu hóa các giá đồng là một phương thức nhằm bảo tồn, phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Bão ngầm - vở cải lương về những người chiến sĩ công an

Dịch COVID-19 đã khiến nghệ thuật sân khấu đóng băng trong một thời gian dài. Giờ đây, xã hội đang bước vào giai đoạn bình thường mới, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các nghệ sĩ vẫn hăng say tập luyện để ra mắt tác phẩm Bão ngầm trên sân khấu cải lương.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam (CMNVN) là một trong những đơn vị nghệ thuật hàng đầu Việt Nam, là nơi sản sinh ra rất nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Thu Hiền, NSND Trung Đức, NSND Quang Thọ, NSƯT Kiều Hưng... Trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành (1951-2020), với bề dày truyền thống biểu diễn nghệ thuật dân tộc, Nhà hát CMNVN đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Diện mạo đa dạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh

Nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chúng ta thường liên tưởng đến một thành phố trẻ, sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng. Những năm 2000, sân khấu kịch nói nổi lên như một hiện tượng mới, góp phần làm phong phú đời sống xã hội, tinh thần của người dân. Kịch nói thành phố đã có bước phát triển đáng kể và chiếm một vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành sân khấu nói riêng, nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam nói chung. Xuất phát từ chính những quan sát thực tế, tác giả bước đầu phác thảo về diện mạo đa dạng của sân khấu kịch TP.HCM những năm 2000.

Điển cố trong kịch bản tuồng Trung hiếu thần tiên

Trong tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt, trong kịch bản tuồng, các tác giả thường dùng điển cố từ văn học Trung Hoa để tạo cho câu văn hay, hàm súc, cô đọng, khúc triết. Văn bản tuồng Trung hiếu thần tiên của tác gia Hoàng Thái Xuyên (1916) đã tiết chế sự vay mượn này và sử dụng một số điển cố lấy từ các phẩm văn học, sử học của Việt Nam, như: Đại Việt sử ký toàn thư, Truyện Kiều, Bình Ngô đại cáo... Ở bài viết này, người viết muốn nêu lên sự tiếp thu tinh hoa thi ca dân tộc, vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào sáng tác tuồng của tác gia Hoàng Thái Xuyên.

Cách tiếp cận mới về Nàng Kiều trên sân khấu thử nghiệm

Với 3.254 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm, Truyện Kiều đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Cho đến nay, Truyện Kiều vẫn luôn là một đề tài, nguồn cảm hứng vô tận cho giới mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Vẻ đẹp ngôn ngữ cùng giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc của Truyện Kiều đã trở thành một phần của di sản văn hóa Việt và thế giới. Ngài Wilfried Eckstein - Giám đốc Viện Goethe tại Hà Nội đã nhận xét rằng: “Tất cả chúng ta và cả nàng Kiều nữa đều sống chung một cõi” (1). Nhưng liệu hình ảnh người phụ nữ như Kiều còn phù hợp với thời đại ngày nay? Và đặc biệt, những chất liệu kinh điển nào của tác phẩm có thể đưa lên sân khấu đương đại?

Cảm nhận về "Người mẹ trước vành móng ngựa"

Người mẹ trước vành móng ngựa được NSND Doãn Hoàng Giang phóng tác từ tiểu thuyết nổi tiếng Madame X của nhà văn Mỹ Michael Avallone. Lấy bối cảnh của nước Mỹ vào khoảng thập niên 70 của TK XX, vở diễn nói về cuộc đời bất hạnh của một người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân, nàng Holly xinh đẹp. Nàng đã yêu và trở thành phu nhân của chàng Clayton thuộc dòng họ Aderson danh tiếng bậc nhất nước Mỹ. Clayton nhanh chóng đi xa, theo đuổi danh vọng của một nhà ngoại giao, đặt sự nghiệp và con đường tiến thân lên trên hết…

Đề xuất một giải pháp phát triển khán giả cho các đơn vị văn hóa nghệ thuật

Phát triển khán giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị văn hóa nghệ thuật, nhằm tăng số lượng và các nhóm đối tượng công chúng đến với tác phẩm, sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Phát triển khán giả sẽ giúp các đơn vị văn hóa nghệ thuật hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình, dù đó là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đa dạng giá vé và hình thức bán vé là một trong những giải pháp quan trọng giúp các đơn vị văn hóa nghệ thuật phát triển khán giả, bên cạnh các giải pháp nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng nghệ thuật, cải tiến dịch vụ, đa dạng hình thức biểu diễn, xúc tiến truyền thông. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khán giả, giá, chiến lược giá và hình thức bán vé; giải pháp phát triển khán giả cho các đơn vị văn hóa nghệ thuật từ góc độ đa dạng giá vé và hình thức bán vé.

Ngôn ngữ của đồ vật trong nghệ thuật kịch: một số khảo sát từ cấp độ chỉ dẫn sân khấu.

Trong tựa Cromwell, Victor Hugo đã nhắc đến mối quan hệ giữa những nguyên tắc mỹ học đối với thị hiếu thời đại. Nếu như thời đại sơ kỳ (thời đại Kinh thánh) gắn với tính trữ tình; thời anh hùng (thời đại Homère) có tính bi kịch thì thời hiện đại của Victo Hugo, sân khấu dựa trên nền tảng Cơ đốc giáo, hướng tới những suy tư đối với thân phận con người. Xem xét vấn đề đồ vật trong diễn xuất trên sân khấu, đặc biệt là trong các chỉ dẫn sân khấu, sẽ cho chúng ta một góc nhìn về sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của diễn xuất sân khấu ở các giai đoạn khác nhau. Trong một số trường hợp, đồ vật trở thành một phương tiện để thay thế lời thoại kịch. Ở thời điểm lời nói trở nên không đủ, những yếu tố khác đã thay thế chúng, như động tác, điệu bộ, âm thanh, đồ vật. Những yếu tố đó lấp đầy không gian vật lý của sân khấu.