• Văn hóa > Đương đại

Phát triển ngành Xuất bản trở thành ngành Công nghiệp văn hóa: Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Xuất bản không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, truyền bá tri thức và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Xuất bản là 1 trong 12 ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) quan trọng, có tiềm năng phát triển lớn; hội tụ đầy đủ các yếu tố của một ngành CNVH: sáng tạo, công nghệ, thị trường. Bài viết phân tích các khía cạnh khác nhau của ngành Xuất bản, từ khái niệm đến thực tiễn. Đồng thời, đưa ra nhiều đề xuất để phát triển ngành Xuất bản tại TP.HCM, như: xây dựng chiến lược phát triển, triển khai mô hình Thủ đô sách, phát triển kỹ thuật công nghệ, đẩy mạnh văn hóa đọc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác quốc tế.

Giáo dục thẩm mỹ thông qua di sản văn hóa trong các nhà trường hiện nay

Di sản văn hóa là một bộ phận cấu thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam, là truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và các môn giáo dục nghệ thuật như: Âm nhạc và Mỹ thuật nói riêng cần có cách tiếp cận mới mẻ, phù hợp, với tư duy mỹ học, nghệ thuật và văn hóa trong bối cảnh đương đại.

Tình hình bảo tồn và thúc đẩy di sản văn hóa nhằm phát huy bản sắc của cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN

Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng chung ASEAN. Tiêu chí nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN được xác định và liên tục duy trì trong các cam kết hành động, nâng tầm hơn bằng mục tiêu xây dựng một cộng đồng năng động và hài hòa, nhận thức và tự hào về bản sắc văn hóa và di sản của mình, đi đôi với tăng cường khả năng sáng tạo và chủ động đóng góp vào cộng đồng toàn cầu trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Việc bảo tồn và thúc đẩy di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng trong các nội dung tạo dựng bản sắc ASEAN được ưu tiên tăng cường hợp tác trong năm Lào làm chủ tịch.

Phát triển dịch vụ văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh - Nhìn từ xu hướng tiêu dùng

TP.HCM được mệnh danh là trung tâm văn hóa của cả nước, đã, đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, sâu sắc, đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, công tác văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, du lịch… Xã hội phát triển, các dịch vụ văn hóa cũng ngày càng được chú trọng hơn; nhu cầu tiêu dùng văn hóa từ đó càng được đẩy mạnh, điều này kéo theo những thực trạng của quá trình phát triển. Bài viết nêu ra những vấn đề của xã hội đương đại trong việc sử dụng các dịch vụ văn hóa tại TP.HCM và xu hướng tiêu dùng văn hóa hiện nay.

Bến cảng Nhà Rồng - nơi hun đúc, giáo dục khát vọng cống hiến của thanh niên hiện nay

Tại Bến cảng Nhà Rồng, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tức Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lên tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Bến cảng Nhà Rồng đã trở thành nơi lưu giữ những giá trị cách mạng lớn lao, gắn với vận mệnh dân tộc. Ngày nay, lớp lớp thanh niên Việt Nam đang bước tiếp con đường cách mạng mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi qua. Bến cảng Nhà Rồng đã trở thành nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đặc biệt về những bài học vô giá trong khơi dậy khát vọng cống hiến của thế hệ thanh niên hiện nay. Bài viết phân tích các phẩm chất nổi bật của Hồ Chí Minh như: tư duy độc lập, sáng tạo, ý chí nghị lực, tinh thần tự học... và chỉ ra sự liên hệ giữa các phẩm chất này với việc giáo dục thế hệ trẻ; những thách thức mà thanh niên hiện nay đang đối mặt.

Tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa du lịch (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Thuận)

Trong những năm qua, Ninh Thuận đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, tri thức dân gian, di tích, lễ hội… được sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, truyền bá trong cộng đồng. Văn hóa đã được khai thác, phát huy, có những đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ không ít hạn chế đó là phát triển văn hóa chưa tương xứng với những giá trị nội tại.

Những biến đổi quan niệm và lối sống trong khu tập thể ở Hà Nội: Nghiên cứu qua tài liệu báo chí từ 1960-2020

Các khu tập thể ở Hà Nội được hình thành từ cuối thập niên 1950 và phát triển cho đến cuối thập niên 1980. Trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, nguồn tài nguyên hạn chế, khu tập thể là một mô hình cư trú khả thi và thiết thực trong giai đoạn này. Tuy nhiên, những quan niệm về khu tập thể hay nhà tập thể không phải tự dưng được hình thành mà chúng liên tục được điều chỉnh, biến đổi bởi các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà quản lý nhằm tạo ra một nơi cư trú thuận lợi cho cư dân. Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình biến đổi quan niệm này và chỉ ra nguồn gốc dẫn đến sự thay đổi đó dựa vào tài liệu báo chí từ năm 1960 đến năm 2020.

Nghiên cứu mô hình truyền thông thương hiệu cá nhân cho ca sĩ

Bài viết phân tích vai trò của truyền thông trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho các ca sĩ trong bối cảnh bùng nổ các nền tảng mạng xã hội. Thông qua hai mô hình lý thuyết: mô hình Tổ ong (honeycomb model) về truyền thông xã hội và mô hình Kim tự tháp (personal branding pyramid) về thương hiệu cá nhân, bài viết trình bày các yếu tố cần thiết giúp các ca sĩ xây dựng tên tuổi từ những viên gạch đầu tiên cho đến khi đạt đỉnh cao sự nghiệp, trở thành thần tượng và biểu tượng văn hóa cho giới trẻ và xã hội. Các yếu tố như bản sắc, sự hiện diện, chia sẻ nội dung, mối quan hệ và danh tiếng được đặc biệt nhấn mạnh trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Bài viết cũng nêu bật những thách thức và giải pháp cụ thể để phát triển thương hiệu cá nhân bền vững và ảnh hưởng đến công chúng rộng rãi.

Thị trường văn hóa - tiềm năng và thách thức về “đầu ra” trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội

Với nguồn lực văn hóa dồi dào, Hà Nội xác định tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… Trong đó, phát triển thị trường văn hóa trở thành một động lực kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, với vai trò “đầu ra” trong phát triển CNVH, thị trường văn hóa Hà Nội đang có nhiều tiềm năng lớn và đứng trước những thách thức lớn.

Thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và nghệ thuật của cả nước, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập. Bài viết nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập tại TP.HCM. Từ đó, các nhà quản lý và hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng áp dụng cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập của TP.HCM và đưa ra những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt cơ chế này.

Tổ chức lại hoạt động của hệ thống trung tâm văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thời cơ và thách thức

Trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, văn hóa là cội nguồn của “sức mạnh mềm” Việt Nam, thiết chế văn hóa (TCVH) được xác định là một trong những trụ cột cốt lõi trong tiến trình này. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề xây dựng TCVH nói chung và xây dựng TCVH ở một số địa phương nói riêng. Tuy nhiên, tìm hiểu TCVH với cách tiếp cận đặc thù của TP.HCM chưa được quan tâm đúng mức. Để nâng cao hiệu quả hoạt động TCVH, gắn liền với cơ chế, chính sách, tự chủ tài chính của Trung tâm Văn hóa (TTVH) trong bối cảnh TP.HCM sáp nhập các TTVH với Thể thao (TTVHTT) và TTVHTT với Truyền thông (TTVHTTTT); khai thác thời cơ, vượt qua thách thức đang là yêu cầu cấp bách không chỉ của ngành Văn hóa mà của các ngành khác, các cấp và toàn xã hội nhằm tạo ra bước đột phá từ kênh văn hóa khi cả Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển văn hóa ở Thủ đô Hà Nội hiện nay

Chuyển đổi số (CĐS) trong phát triển văn hóa là xu thế mang tính tất yếu trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước tích cực triển khai CĐS trong lĩnh vực văn hóa. Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng CĐS trong một số lĩnh vực văn hóa cụ thể, bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CĐS trong phát triển văn hóa nói chung, phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng ở Thủ đô Hà Nội.