• Văn hóa > Đương đại

Dấu ấn ngành VHTTDL nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Bài 3: Những giải pháp quyết liệt, bền bỉ để du lịch phục hồi và tăng trưởng

Sau một thời gian gặp nhiều khó khăn, suy giảm bởi đại dịch COVID-19; dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành, quản lý quyết liệt của Chính phủ và Bộ VHTTDL, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, du lịch Việt Nam đã có những phục hồi với đà tăng trưởng đáng khích lệ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 13 lần so với cùng kỳ năm 2022, khách du lịch nội địa đạt 64 triệu lượt, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Dấu ấn ngành VHTTDL nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Bài 2: Chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa

Chuyển đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa thể hiện ở việc Bộ VHTTDL đã tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách; đối với các sự kiện văn hóa, chỉ tổ chức các sự kiện mang tầm vóc quốc gia hoặc khu vực, để tạo điểm nhấn lan tỏa tới các địa phương.

Văn hóa đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Ngày nay, thế giới đang biến đổi nhanh chóng, không ngừng và phức tạp khó lường với các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ số đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, nhất là ở những quốc gia có nền công nghiệp phát triển hiện đại. Những yếu tố này trở thành điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ không chỉ đối với kinh tế mà thực chất đã mở rộng ra hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống con người. Trong bối cảnh chung ấy, văn hóa đối ngoại có vai trò và ý nghĩa to lớn cho sự phát triển xã hội bền vững.

Dấu ấn ngành VHTTDL nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng - Bài 1: Quyết liệt hành động, tham mưu đúng và trúng

Với tinh thần “quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến”, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, ngành VHTTDL đã đạt được những dấu ấn đậm nét. Đây cũng là giai đoạn Bộ VHTTDL được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá cao trong công tác tham mưu, đề xuất các chính sách cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, từ đó thúc đẩy ngành VHTTDL phát triển theo hướng bền vững.

Các nhân tố tác động đến đời sống văn hóa sinh viên hiện nay

Sinh viên là thế hệ kế cận tương lai đóng góp một phần hết sức quan trọng cho lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là nhân tố quyết định tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế, đội ngũ này cần sự quan tâm đặc biệt của tất cả các bên liên quan trong cộng đồng, xã hội về nhiều mặt và đời sống văn hóa sinh viên có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, hướng họ tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Hơn thế nữa, việc quan tâm xây dựng đời sống văn hóa sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức trẻ với những năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về mặt nhân sự nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bài viết phân tích các nhân tố tác động đến đời sống văn hóa của sinh viên hiện nay.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của sinh viên hiện nay

Mỗi cộng đồng, quốc gia muốn phát triển đều phải đặt ra mục tiêu phấn đấu. Lịch sử nước ta đã chứng minh khi quy tụ được toàn dân tộc vì mục tiêu chung sẽ tạo ra sức mạnh to lớn có thể làm nên những kỳ tích. Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là khát vọng chung của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ vang này cần phải huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là vai trò của sinh viên - đội ngũ trí thức to lớn của đất nước. Sinh viên hiện nay đang đứng trước thời cơ và vận hội to lớn, do đó, cần phải bồi dưỡng để sinh viên nắm lấy thời cơ và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển của dân tộc

Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng văn hóa trên không gian mạng

Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của internet, mạng xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt, hình thành một không gian mạng sống động, đã và đang tác động không nhỏ tới đời sống nhân loại. Đặc biệt, những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, chi phối ngày càng lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội đối với đời sống xã hội nói chung và văn hóa nói riêng, song, cũng phải nhận thấy, bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái, những tiêu cực và những hệ lụy đối với sự phát triển của đất nước, cộng đồng, nhóm xã hội và từng cá nhân. Vì vậy, xây dựng văn hóa trên không gian mạng hiện nay đã trở thành một vấn đề hết sức bức thiết

Ảnh hưởng văn hóa Nho giáo với Việt Nam và Hàn Quốc trong phát triển và hội nhập quốc tế

Bài viết giới thiệu khái quát tư tưởng Nho giáo như một hệ thống triết lý, tư tưởng, đạo đức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, văn hóa của một số quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc… Trong quá khứ, tư tưởng triết lý, đạo đức của Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến thể chế nhà nước, tổ chức xã hội, sản xuất và đời sống của hai nước. Ngày nay cùng với chính sách đổi mới hội nhập quốc tế của Nhà nước Việt Nam, sự tương đồng của tư tưởng đạo đức Nho giáo cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước về xã hội, văn hóa, kinh tế, thương mại. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo có nhiều điểm tích cực, nhưng cũng không phải không có những hạn chế, vì vậy khi tiếp thu tư tưởng văn hóa Nho giáo, chúng ta cần có nhãn quan sáng suốt để gạn đúc khơi trong.

Xây dựng văn hóa đọc cho sinh viên đại học, cao đẳng trong kỷ nguyên số

Từ xa xưa cho tới ngày nay, sách luôn gắn bó với đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đọc sách là nét đẹp văn hóa, giúp ta mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực, rèn luyện cho ta những kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Với thời đại công nghệ số hiện nay, việc đọc không chỉ giới hạn trong các tài liệu in truyền thống mà còn mở rộng trên các phương tiện nghe, nhìn. Phát triển văn hóa đọc thông qua bất kỳ hình thức nào cũng đều hướng đến mục tiêu: mang tri thức tiếp cận đến mỗi cá nhân và cộng đồng để từ đó góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước

Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 qua nghiên cứu trường hợp Kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam

Truyền hình là phương tiện truyền thông có ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội, là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh một cách nhanh nhạy, chân thực, sinh động, khả năng vượt qua mọi rào cản biên giới quốc gia, kênh Thông tin đối ngoại VTV4 ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.