• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI ÂM NHẠC CHÈO

Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bởi nói, hát, múa, nhạc, diễn. Khi tham gia vào vở diễn, các thành phần nghệ thuật này đã thẩm thấu, đan xen tạo ra cái hồn của nghệ thuật. Trong đó, âm nhạc đóng vai trò quan trọng. Âm nhạc trong sân khấu truyền thống (bao gồm các làn điệu, nói lối và nhạc đệm) là yếu tố để phân định thể loại một cách rõ nét nhất. Chỉ cần nghe một nét nhạc, một điệu hát, người ta có thể nhận biết đó là âm nhạc thuộc hình thức nghệ thuật nào. Trong nhiều thế kỷ qua, âm nhạc chèo không ngừng kế thừa, biến đổi theo thời gian. Đặc biệt, TK XX đã đánh dấu sự biến đổi chưa từng có về âm nhạc chèo. Theo thống kê của Viện Sân khấu Việt Nam, chỉ trong nửa cuối TK XX, đã có hơn 1.000 ca khúc mới được sáng tác cho chèo. Tuy nhiên, số tác phẩm tồn tại với thời gian, được giới chuyên môn công nhận đạt đến giá trị một làn điệu chèo cổ còn khá ít.

NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ, DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI

Nghệ thuật sân khấu dù kê của người Khơme Nam Bộ là một tài sản tinh thần vô giá của người Khơme Nam Bộ, vừa lưu giữ những bản sắc văn hóa đặc trưng của người Khơme Nam Bộ, vừa có sự giao lưu, tiếp biến các giá trị từ nền văn hóa khác. Chính vì vậy, dù kê không chỉ là di sản văn hóa của dân tộc Khơme mà của cả nhân loại, là bài học về sự tiếp biến, giao lưu nhưng không đánh mất mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

BI KỊCH CỔ ĐẠI HY LẠP, KỊCH MẶT NẠ PHÁP VÀ TUỒNG VIỆT: SỰ TƯƠNG TÁC ĐÔNG - TÂY TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI

Trong cuốn Từ điển nhân vật văn học và sân khấu mọi thời đại và mọi quốc gia (1), Antigone được nhắc đến như một nhân vật huyền thoại tiêu biểu với chiều sâu văn hóa nhiều vỉa tầng biểu tượng. Lấy cảm hứng từ nhân vật trong bi kịch cổ đại Hy Lạp mà cái tên đã gợi lên biết bao xúc cảm ấy, nhà biên kịch kiêm đạo diễn Pháp Alain Destandau đã dựa trên sự kết hợp chuyên môn giữa Đoàn kịch MonteCharge của Pháp và Nhà hát Tuồng Việt Nam, sáng tạo nên vở diễn mang tên Antigone Vietnam. Vở kịch đã được biểu diễn tại Việt Nam (Hà Nội, Huế, TP.HCM), Pháp (Pau, Avigon), Monaco, Maroc.

NHÂN VẬT TỰ PHÂN THÂN TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT

Samuel Beckett được xem là một trong những kịch gia có ảnh hưởng lớn nhất TK XX. Nhà văn từng đoạt giải Nobel văn học này đã có nhiều đóng góp trong việc cách tân thể loại kịch, tạo ra một trải nghiệm sân khấu mới mẻ cho người tiếp nhận. Ông thủ tiêu ít hay nhiều yếu tố cơ bản trong kịch như nhân vật không có lai lịch, cốt truyện bị xóa mờ, không gian, thời gian không xác định… Trên sân khấu của Beckett, các nhân vật dù di chuyển hay bất động đều vang lên lời độc thoại, tự phân thân. Đây cũng là một kiểu nhân vật thường xuất hiện trong kịch của ông.

QUÁ TRÌNH GIAO THOA, BIẾN ĐỔI CỦA MÚA TRONG NGHỆ THUẬT CHÈO

Thực dân Pháp xâm chiếm, đô hộ Việt Nam mang theo lối sống phương Tây, văn hóa Pháp tới Việt Nam. Văn học nghệ thuật Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Pháp trên các lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, âm nhạc và sân khấu. Ảnh hưởng văn hóa Pháp rất phổ biến, ngày càng gia tăng, nhất là ở thành thị, nơi có người Pháp sinh sống. Phong tục, tập quán theo xu hướng Âu hóa đã hình thành cùng với sự phát triển công nghiệp khai thác và thương mại ở xứ Đông Dương thuộc Pháp. Múa trong nghệ thuật chèo cũng có những giao thoa và biến đổi theo sự ảnh hưởng đó.

MÚA TRONG SÂN KHẤU RÔ BĂM VÀ DÙ KÊ, NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

Nói đến người Khơme ở Nam Bộ là nói đến nghệ thuật múa, đến nghệ thuật sân khấu cổ truyền Rô băm và sân khấu Dù kê. Nghệ thuật sân khấu kịch hát Khơme Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật như: ca hát, múa, âm nhạc, thơ văn, hội họa, nghệ thuật tạo hình… trong đó, nghệ thuật múa Khơme chiếm một vị trí đặc biệt. Thông qua những đặc điểm của nghệ thuật múa trong sân khấu Rô băm và Dù kê, chúng ta sẽ khám phá sự tương đồng, khác biệt của nghệ thuật múa trong hai sân khấu này.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT VỀ TƯ TƯỞNG CẦU HIỀN TRONG NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

Xung đột tư tưởng là đặc điểm thường gặp trong các kịch bản của Lưu Quang Vũ. Trước khi xung đột xảy ra, hiện thực cuộc sống đã ẩn chứa những mâu thuẫn, tác giả đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những mâu thuẫn này thông qua tác phẩm. Trong kịch, khi vào những tình huống cụ thể, mâu thuẫn mới được bộc lộ thành những xung đột đối lập, bộc lộ rõ bản chất. Như Heghen nói: “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch” (1).

VỞ CHÈO QUAN ÂM THỊ KÍNH TỪ NGUYỄN ĐÌNH NGHỊ ĐẾN TRẦN BẢNG

Vở chèo Quan Âm Thị Kính ra đời vào khoảng TK XVII - XVIII, với phương pháp sân khấu tự sự - ước lệ, nghệ thuật múa hát chỉ dừng lại ở cấp độ trang trí minh họa, đạo cụ diễn được giản lược tới mức tối đa. Bước vào TK XX, vở chèo nổi tiếng này đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật… với sự đóng góp của hai nhà cách tân chèo Nguyễn Đình Nghị và Trần Bảng.

TIẾP BIẾN VĂN HÓA CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG BẮC

Đầu TK XX đến 1945, văn hóa Việt Nam tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa Pháp. Đây là chất xúc tác quan trọng, mở ra một giai đoạn mới: giai đoạn văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nằm trong dòng chảy chung đó, sân khấu cải lương Bắc tiếp biến văn hóa với phương Tây sâu đậm, thể hiện ở hiện thực phản ánh, đối tượng phản ánh và chủ đề tư tưởng.

55 NĂM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM: HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là trung tâm sáng tác, thí nghiệm, dàn dựng các thể loại tiết mục xiếc mới, hiện đại; khôi phục, dàn dựng tiết mục xiếc truyền thống; là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất của Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Trong suốt lịch sử 55 năm hình thành, phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt được tạo điều kiện trực tiếp của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Trường đã trưởng thành trên nhiều lĩnh vực để trở thành một cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.