• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Kiến giải mới về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ hiện đại từ tầm nhìn văn hóa

Ba nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương VII khóa 12 năm 2018 là ba luận điểm mới liên quan đến con người. Bài viết này chỉ nêu phần quan trọng hàng đầu là xây dựng cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược kéo dài từ nay đến năm 2045. Nó vừa kế thừa các Nghị quyết, vừa phát triển, bổ sung Nghị quyết V khóa 8, Nghị quyết IX khóa 11-2014, vừa có tính khả thi, chiến lược chính trị - xã hội, chiến lược hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, nền kinh tế tri thức và chiến lược tài nguyên thiên nhiên. Để làm rõ những kiến giải được nêu dưới đây, chúng tôi dùng phép biện chứng: vừa xây vừa chống, vừa điểm vừa diện, vừa cái bên trong và cái bên ngoài… để đạt mục đích: con người là vốn quý nhất, là giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa liên quan tới cán bộ chiến lược - những người có đức, tài, công, là gốc của mọi chính sự.

Văn học nghệ thuật với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, trong đó, văn học nghệ thuật (VHNT) đóng vai trò quan trọng. Trong giới hạn về dung lượng, bài viết tập trung nghiên cứu một khía cạnh hẹp hơn là vai trò định hướng của VHNT đối với sự phát triển nhân cách của con người Việt Nam thông qua những hình tượng nghệ thuật (HTNT) cao đẹp, khuyến khích mọi người vươn tới những giá trị nhân văn đồng thời, giúp con người tránh xa cái xấu, cái ác.

Tự chủ đào tạo văn hóa nghệ thuật trong xu thế tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam

Từ thập niên 80 TK XX, nguồn tài chính công cho giáo dục đại học (GDĐH) đã sụt giảm nghiêm trọng ở hầu hết các nước, điều này dẫn tới việc các trường ngày càng phải đáp ứng nhanh để tận dụng những cơ hội trên thị trường. Những thay đổi đó dẫn đến xu thế tất yếu về sự gia tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong những thập niên qua, đòi hỏi sự thay đổi tương ứng trong việc quản trị GDĐH từ mô hình nhà nước trực tiếp kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát nhằm mang lại nhiều quyền tự chủ hơn. Cân bằng với nó là sự đòi hỏi về trách nhiệm giải trình của các trường đại học với xã hội cũng như các bên liên quan.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Lĩnh vực văn hóa, gia đình hiện nay đang có 5 Luật, 1 Pháp lệnh, 42 Nghị định, 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và khoảng trên 100 Thông tư, Thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp. Như vậy trong 10 lĩnh vực quản lý chuyên ngành về văn hóa, gia đình (Nghị định 792017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL) thì hiện mới có 5 lĩnh vực có luật điều chỉnh gồm: Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Luật này chỉ điều chỉnh 1 nhánh của công tác gia đình); 1 lĩnh vực có pháp lệnh điều chỉnh là thư viện, 4 lĩnh vực chuyên môn còn lại được điều chỉnh bằng Nghị định gồm nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động; quản lý văn học chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp.

MỘT SỐ RÀO CẢN TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Văn hóa có vai trò quan trọng trên mọi phương diện của đời sống, là nền tảng tinh thần, mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững. Trong đó, mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI nêu rõ: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong hoạt động kinh doanh, môi trường văn hóa có ý nghĩa quan trọng: “Thứ nhất, môi trường văn hóa có tác dụng điều chỉnh hài hòa đối với vận hành bình thường của nền kinh tế. Các loại giá trị văn hóa không những là cơ sở chỉ đạo động cơ tăng trưởng kinh tế mà còn quy định tính hợp lý của mục tiêu tăng trưởng. Thứ hai, môi trường văn hóa tốt đẹp có thể điều hòa sửa chữa uốn nắn tính hẹp hòi của quan điểm giá trị vì lợi nhuận của kinh tế thị trường. Tăng cường việc xây dựng môi trường văn hóa có thể ngăn chặn được tác động tiêu cực của tinh thần luân lý kinh tế thị trường” (1). Vì thế, cần dùng góc nhìn văn hóa để xem xét và hướng phát triển kinh tế. Đặc biệt, phải coi trọng vai trò của văn hóa, không ngừng nâng cao tỉ trọng văn hóa tinh thần thúc đẩy tiêu dùng thiên về vật chất chuyển hướng sang loại tiêu dùng thiên về khoa học, kỹ thuật, tri thức.

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG, AN NINH

Trên cơ sở đổi mới nhận thức, tổng kết kinh nghiệm của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta từ năm 1986 đến nay, tư duy lý luận về kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đối ngoại, quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam là chủ trương, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Trong đó, văn hóa luôn giữ vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Quan điểm này được phát triển một cách toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ XII, coi văn hóa là một trong những nhân tố cấu thành không thể thiếu của sự kết hợp đó.

THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Công bằng xã hội (CBXH) trong giáo dục là một nội dung quan trọng của chính sách giáo dục. Phát triển giáo dục và thực hiện CBXH trong giáo dục là cơ sở để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, vì vậy giáo dục còn gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục nói chung. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trình độ dân trí, trình độ học vấn của nhân dân từng bước được nâng cao. Thế nhưng, so với trình độ dân trí và phát triển giáo dục giữa các vùng trong cả nước thì khoảng cách chênh lệch còn rất lớn.

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ CHẦU VĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Hiện nay, nghi lễ chầu văn nói chung và thực hành nghi lễ chầu văn nói riêng có nhiều biến đổi. Sự biến đổi thể hiện trên các phương diện: địa điểm, thời gian, không gian, đối tượng, thành phần tham gia và các bước thực hành nghi lễ. Vấn đề cần bàn luận: biến đổi của nghi lễ chầu văn là một quy luật tất yếu của loại hình di sản văn hóa phi vật thể, phù hợp với nhu cầu, nhịp sống của xã hội hiện đại, cần có sự chọn lọc và điều tiết để tránh vượt ngưỡng, biến tướng, giữ gìn được bản sắc của loại hình di sản - nghi lễ chầu văn.

THỂ CHẾ ĐẢM BẢO TIẾP CẬN VÀ HƯỞNG THỤ VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN

Thể chế là những quy định tạo thành khuôn khổ trật tự, định vị cơ chế thực thi và giới hạn các quan hệ xã hội giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung. Nói cách khác, thể chế là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội, trong đó bao hàm những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể trong những lĩnh vực nhất định.