• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Những giá trị văn hóa truyền thống qua phương pháp đối sánh

Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã bất khuất chống giặc ngoại xâm, xây dựng nên một kho báu giá trị tinh thần chói sáng, có ý nghĩa đối với tiến trình phát triển văn minh, văn hóa của dân tộc, được nhân dân sáng tạo bồi đắp qua nhiều thế kỷ. Bài viết bàn đến ba hiện tượng lịch sử - văn hóa được coi là ba chấm son chói lọi đánh dấu sự phát triển văn minh của dân tộc Việt. Đó là: triết học tam giáo và tính chủ biệt của văn hóa nước Nam; tiếng Việt - chữ Hán Nôm là bước phát triển của nền văn minh Việt; hiền tài - trước tác là nội dung của văn hiến dân tộc.

Nhận thức lại quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa vô sản trong xây dựng, phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa vô sản là một hệ thống mở, xuất hiện ở cuối TK XIX đầu TK XX. Cho đến nay, mặc dù thế giới đã có nhiều biến chuyển sâu sắc, nhưng những giá trị của hệ thống quan điểm ấy vẫn thể hiện sức sống mạnh mẽ, là phương pháp luận cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc tìm hiểu và vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa vô sản vào xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.

Mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và vấn đề phát triển bền vững: nhìn từ quan điểm của triết học Mác

Phát triển bền vững đã và đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Triết lý phát triển bền vững ngày nay chính là triết lý phát triển hài hòa giữa con người và tự nhiên, gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế, chính trị , xã hội và môi trường. Đây cũng chính là tất yếu khách quan, là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng tới trên con đường đổi mới và phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ việc tìm hiểm quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tác giả luận giải một số vấn đề về phát triển bền vững hiện nay.

Hoàn thiện quan điểm của Đảng về văn hóa, con người góp phần phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Sức mạnh mềm là một khái niệm do giáo sư người Mỹ là Joseph Samuel Nye đưa ra trong một cuốn sách xuất bản năm 1990. Sau đó, khái niệm này được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Sức mạnh mềm được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục, không phải là áp đặt, cưỡng chế, nghĩa là việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những thứ mình muốn. Sức mạnh mềm văn hóa, các giá trị văn hóa, con người, thể chế của quốc gia, tạo nên sự hấp dẫn, sức lan tỏa có khả năng ảnh hưởng, thu hút của một quốc gia này đối với quốc gia khác nhằm đạt được lợi ích thông qua các hoạt động văn hóa. Đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều quyết sách, trong đó có những quan điểm chỉ đạo góp phần phát huy sức mạnh mềm văn hóa phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng, thúc đẩy và hiện thực hóa các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo tự nhiên, xã hội và con người trong quá trình hướng đến các chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở phân tích, làm rõ niềm tin tôn giáo, niềm tin khoa học, thực trạng niềm tin khoa học, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Sức mạnh mềm văn hóa với sự phát triển bền vững

Trong xu thế phát triển hiện nay, sức mạnh mềm văn hóa đã trở thành một nguồn tài nguyên quyền lực mới, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các nước trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, đều quan tâm xây dựng, củng cố, khai thác sức mạnh mềm văn hóa như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia. Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nằm ở chính giá trị nội sinh của văn hóa Việt Nam. Chỉ những giá trị đó mới đủ sức nặng, đủ bản lĩnh, uy tín, sức thuyết phục và sức lôi cuốn, hấp dẫn để lan tỏa và thâm nhập vào các nền văn hóa/cộng đồng khác nhau trên thế giới.

Từ nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam, tìm hiểu về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa

Nghề thủ công xuất hiện và phát triển trong các làng quê Việt Nam từ rất sớm, trong đó có nghề mộc. Sản phẩm của làng nghề mộc khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, phong phú chủng loại và đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, tập trung chủ yếu vào đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ cao cấp. Những sản phẩm này đã đáp ứng được thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản... Bên cạnh đó là tín ngưỡng thờ Tổ nghề mộc (Lỗ Ban, người Trung Quốc), một thành tố quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của các làng nghề mộc ở Việt Nam.