• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ CHẦU VĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Hiện nay, nghi lễ chầu văn nói chung và thực hành nghi lễ chầu văn nói riêng có nhiều biến đổi. Sự biến đổi thể hiện trên các phương diện: địa điểm, thời gian, không gian, đối tượng, thành phần tham gia và các bước thực hành nghi lễ. Vấn đề cần bàn luận: biến đổi của nghi lễ chầu văn là một quy luật tất yếu của loại hình di sản văn hóa phi vật thể, phù hợp với nhu cầu, nhịp sống của xã hội hiện đại, cần có sự chọn lọc và điều tiết để tránh vượt ngưỡng, biến tướng, giữ gìn được bản sắc của loại hình di sản - nghi lễ chầu văn.

THỂ CHẾ ĐẢM BẢO TIẾP CẬN VÀ HƯỞNG THỤ VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN

Thể chế là những quy định tạo thành khuôn khổ trật tự, định vị cơ chế thực thi và giới hạn các quan hệ xã hội giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung. Nói cách khác, thể chế là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội, trong đó bao hàm những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể trong những lĩnh vực nhất định.

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG

Loài người bước vào thiên nhiên kỷ thứ ba, đang đứng trước những thách thức có tính toàn cầu. Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái (MTST) là mối quan tâm lớn nhất của thế giới đương đại. Tình trạng ô nhiễm MTST làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế cũng như toàn bộ đời sống xã hội, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh môi trường, năng lượng, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ MTST trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp.

MỘT SỐ ĐIỂM ĐỘC ĐÁO VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN THỜI TRẦN

Tư tưởng về một nền chính trị nhân nghĩa, thân dân là giá trị đặc thù nhất và quý giá nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, thường xuyên chi phối sự phát triển của dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, chống áp bức bóc lột và tiến bộ xã hội. Tư tưởng thân dân đã trở thành chuẩn mực để người dân Việt Nam đánh giá về một nền chính trị.

BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong điều kiện toàn cầu hóa đời sống kinh tế, việc xây dựng nền kinh tế thị trường là yêu cầu bắt buộc để nước ta hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế, tận dụng điều kiện bên ngoài cho sự phát triển kinh tế trong nước. Nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường vừa có những đặc điểm riêng của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Những đặc điểm này in dấu ấn lên đời sống mọi mặt của xã hội, trong đó có đời sống đạo đức. Việc chuyển từ nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống đạo đức của xã hội. Hàng loạt vấn đề đặt ra liên quan đến việc nhận thức và xử lý trong thực tiễn mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế... nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, bảo đảm phát huy nhân tố đạo đức truyền thống dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

MỘT CÁCH TIẾP CẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

Trong xã hội, văn hóa với chính trị luôn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Văn hóa phục vụ chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách là động lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị còn hiện diện với tính cách một phẩm văn hóa. Điều đó thể hiện rõ nét ở nhận thức chính trị, thái độ chính trị của dân chúng, tình cảm và niềm tin của dân chúng đối với giai cấp cầm quyền; các mô hình đảng phái chính trị; trách nhiệm tham dự chính trị, các mối liên hệ xã hội, sự xã hội hóa chính trị, tính cách dân tộc và các nhóm xã hội… Tuy nhiên, quan niệm văn hóa chính trị thời hiện đại với tư cách là một khái niệm khoa học thì lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau.

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975, ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH NHÂN DÂN

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã kết tinh một hệ thống đa giá trị, trong đó có giá trị văn hóa, nghệ thuật quân sự được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng và độc đáo, được lớp lớp con cháu lưu giữ, kế thừa, phát huy lên tầm cao mới nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự kế thừa có chọn lọc, phát triển bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam - giá trị nhân đạo, nhân văn vì con người và do con người. Đại thắng mùa xuân 1975 là một trong những đỉnh điểm tỏa sáng giá trị, nghệ thuật quân sự Việt Nam kết tinh từ lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước, sự tỏa sáng được thể hiện ở tính chất, sức mạnh và phương thức chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.