• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Phố cổ Gia Hội - Vùng đất đậm đặc văn hóa Huế

Nằm phía Đông Nam của TP Huế, phố cổ Gia Hội là vùng đất đậm đặc văn hóa Huế. Nếu kinh thành Huế và lăng tẩm các hoàng đế nhà Nguyễn là những gì còn sót lại của một vương triều đã lùi xa vào dĩ vãng thì phố cổ Gia Hội chính là dấu ấn vẫn chưa vội phai mờ của đời sống cư dân mảnh đất Thần kinh xưa.

Những “truyền nhân” của bản làng

Nghệ nhân và những người cao tuổi trong các bản làng trực tiếp giảng bài, dạy cho dân làng và con trẻ những bài học về di sản, văn hóa truyền thống của dân tộc mình để tạo nên một sự kết nối, trao truyền những giá trị văn hóa cho mạch nguồn được chảy mãi. Đó là việc làm ý nghĩa ở huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Phố phường vẫn “bám” nghề nông

Trên địa bàn TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang một thời từng nổi tiếng với những vùng chuyên canh rau màu, hoa, cây cảnh, lúa… Thế nhưng, gần hai chục năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều “bờ xôi ruộng mật” đã được thu hồi phục vụ các dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại, dịch vụ và công trình an sinh xã hội… Dù phần lớn đất sản xuất bị thu hẹp, song, với kinh nghiệm và sự cần cù vốn có, nhiều hộ dân đã khắc phục khó khăn để thâm canh, tăng vụ, xoay xở mưu sinh bám trụ với nghề nông, chăm chút đồng ruộng nhằm có thêm thu nhập.

Có một làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi

Nghề dệt chiếu cói ở nước ta đã hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 vào thời Tiền Lê. Đến nay, nghề dệt chiếu đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, từ sáng sớm, làng chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tấp nập làm việc, tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Bảo tàng Quảng Nam phát huy giá trị bảo vật quốc gia

Với một không gian trưng bày hợp lý cùng những tư liệu, hình ảnh, hiện vật gốc, tiêu biểu về văn hóa và con người Quảng Nam trong suốt chiều dài lịch sử, cùng ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quảng bá, phục dựng nhiều phiên bản bảo vật quốc gia... Bảo tàng Quảng Nam đã trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Về thăm quê hương Bác Tôn

Trên chuyến phà về miền Tây giữa mùa hè nắng nóng, du khách chợt thấy lòng mát rượi khi được bềnh bồng trên dòng sông Hậu mênh mông trời nước, từ trung tâm thành phố Long Xuyên xuôi bến Ô Môi để về thăm quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Nhìn từ di tích Cát Tiên, nghĩ về tính cộng sinh văn hóa

Nằm tập trung trong bồn địa rộng khoảng 30 ha, di tích +- Cát Tiên (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) là một quần thể liên lập các phế tích kiến trúc đền tháp mang nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ giáo. Trong trường ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo ấy, cư dân cổ nơi đây còn dung nạp thêm những yếu tố văn hóa ngoại sinh từ các nền văn hóa lân cận như Chămpa, Phù Nam và Angkor nhưng vẫn khẳng định tính nội sinh độc đáo của mình.

Khám phá làng nghề trăm năm

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống anh hùng và văn hóa, một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử, nơi có các di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Long An còn có những làng nghề được lưu truyền trăm năm đến tận ngày nay. Trải qua bao thăng trầm, những làng nghề vẫn tồn tại và phát triển bởi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được con người chú tâm gìn giữ.