• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Nhớ đèn kéo quân Trung thu

Mùa Thu đã về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Các em nhỏ kéo tay cha mẹ sà vào các cửa hàng đồ chơi và như có một sức hút, chúng đều dừng trước cây đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, giữa thân đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...

Vân Lĩnh, nơi xuất phát của đoàn quân đi mở đường Trường Sơn

Có lẽ chưa nhiều người biết đến địa danh điểm xuất phát của đoàn quân đi nhận nhiệm vụ mở đường 559 Trường Sơn hay còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, đó là nông trường Vân Lĩnh huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cách đây 65 năm Vân Lĩnh là nông trường của quân đội do trung đoàn 210, Sư đoàn 305 quản lý. Từ năm 1958, họ là một trong những đơn vị làm kinh tế của Bộ Quốc phòng đến Vân Lĩnh phục hóa, khai hoang để xây dựng nông trường quân đội.

Đà Lạt - Thiên đường cà phê

Trước nay, người ta biết đến Đà Lạt là thành phố nên thơ, xinh đẹp; xứ sở của rau, hoa nổi tiếng; con người Đà Lạt “Thanh lịch - Hiền hòa - Mến khách”... Song, dường như chưa có nhiều người biết đến một loại “đặc sản” nữa mà từ rất lâu đã có sức “mê hoặc” du khách mỗi khi đặt chân đến phố núi sương mờ, đó là cà phê.

Một chiều bên cầu treo Kon Klor

Chúng tôi là cư dân miền duyên hải miền Trung ngày đêm nghe sóng biển vỗ rì rào nhưng khi có dịp đến Kon Tum vào những ngày cuối hè, ấn tượng đầu tiên với tôi là vào những buổi chiều về, những cụm mây trắng bồng bềnh bay lang thang về nơi vô định trên nền trời rất xanh thẳm, khiến tâm hồn lữ khách chúng tôi bâng khuâng, xao xuyến.

Sức sống của làng nghề điêu khắc xứ Huế

Trong các nghề thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế, có một làng nghề khá nổi tiếng, gây được thiện cảm với du khách gần xa, bởi các yếu tố: thương hiệu, uy tín, chất lượng sản phẩm… đang ngày càng được phát huy, nâng tầm lên vị thế mới. Đó là nghề điêu khắc ở làng Mỹ Xuyên.

Cách của người K’Ho lý giải về nhật thực và nguyệt thực

Sử thi của người K’Ho đã lý giải về hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực như sau: nhật thực là hiện tượng mặt trăng “cắn” mặt trời, nguyệt thực là hiện tượng mặt trời “cắn” mặt trăng. Nó liên quan đến câu chuyện tình yêu giữa Thần mặt trăng (K’Iut) và Nữ thần mặt trời (Ka Nar).

Về Côn Đảo thêm yêu Tổ quốc

Dù chỉ là một đảo nhỏ trong hơn 3.000 hòn đảo của Việt Nam song Côn Đảo được nhân dân cả thế giới biết tên và ngưỡng vọng; bởi đây là dấu tích đầy đau thương và bi hùng của dân tộc Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ. Côn Đảo - vùng đất thiêng liêng, hòn đảo huyền thoại và tâm linh…

Người có công đưa đèn lồng cố đô Huế ra thế giới

Chúng tôi tìm đến thăm cơ sở sản xuất đèn lồng nổi danh xứ Huế của gia đình anh Nguyễn Ngọc Mẫn, 48 tuổi (trú số 26, đường Phạm Tu, phường Hương Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế). Lúc này, anh Mẫn cùng tốp thợ đang hoàn thiện số lượng lớn đèn để kịp giao cho khách hàng ở Bình Định và một số tỉnh thành phía Nam.

Ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” đã ra đời như thế nào?

Những cuộc tiếp cận thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ khi ông còn sống đối với tôi từng luôn luôn là những thử thách. Khi thì tôi bị choáng ngợp trước khối lượng tri thức đồ sộ về âm nhạc của ông, khi thì xúc động trước những bản nhạc chép tay vô cùng tỉ mỉ, chính xác với những nét ký âm chuẩn xác, chân phương, thanh lịch và rắn rỏi do chính tay ông viết. Dưới đây là những tâm sự của Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ (1936 - 2022) xung quanh quá trình sáng tác ca khúc Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.