• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Vua Hùng dạy dân cấy lúa - lễ hội giàu ý nghĩa nhân văn ở vùng đất cội nguồn dân tộc

Đó là một lễ hội khá độc đáo, giàu ý nghĩa nhân văn ở Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội này rất cổ xưa, nó bị mai một trước năm 1945 đến năm 1993 đã dần được khôi phục. Những năm gần đây, thành phố Việt Trì tổ chức lễ hội quy mô lớn cả phần lễ và phần hội với mong muốn lễ hội này trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đồng thời là một điểm nhấn trong chương trình Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam của tỉnh Phú Thọ, điểm du lịch hấp dẫn của Việt Trì.

Tiếng Khèn Bè gọi Xuân ở Nghĩa Lộ

Từ lâu, tiếng Khèn bè đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là giá trị văn hóa gắn kết tình yêu trong các lễ hội văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt thường nhật của người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Bất kể đêm ngày, mưa nắng hay trong gió rét, nhất là những ngày Tết đến Xuân về, tiếng Khèn bè nơi đây cứ luôn hối thúc, mời gọi du khách thập phương về hội ngộ, khám phá, trải nghiệm...

Người Ca Dong ở Trà My ăn Tết mùa mừng năm mới

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 11 (âm lịch), khi những đợt giá rét của mùa Đông sắp kết thúc, tiết trời huyện vùng cao Trà My (Quảng Nam) dần trở nên ấm áp, báo hiệu mùa xuân lại về, lúa trên rẫy đã được người Ca Dong thu họach xong, phơi khô và đưa hết vào kho, họ lại cùng nhau tưng bừng tổ chức ăn Tết mùa mừng năm mới.

Con rồng trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam

Rồng là con vật thần thoại được người xưa tôn sùng vì nó là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Ngoài ra, rồng còn tượng trưng cho uy quyền tuyệt đối của nhà vua, là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng đầu trong tứ linh: long, lân, quy, phụng. Chính vì vậy mà con người thường dùng hình ảnh con rồng để trang trí trong kiến trúc cung đình, mang đậm bản sắc dân tộc.

Về xứ Mường vui Tết Doi

Tổ chức Tết Doi, lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm.

Đời người - Đời hoa

Ở miền Tây Nam Bộ, có những làng hoa hình thành và phát triển đến nay đã hơn 100 năm, trong đó có làng hoa Mỹ Tho ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Dù lắm nỗi nhọc nhằn nhưng bà con trồng hoa vẫn thủy chung cùng nghề với niềm tin mang lại cái đẹp cho đời, sự giàu có cho người và sự phồn thịnh cho xứ sở…

Sắc hồng trên cao nguyên xanh

Trên thành phố Đà Lạt, ngoài hàng trăm ngàn hoại hoa quý có nguồn gốc từ khắp các châu lục di thực về và đã định danh “thương hiệu”, còn có nhiều loài hoa, cỏ dại với vẻ đẹp riêng của nó đã khiến du khách thập phương mê mẩn. Đặc biệt, khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi khi Đông về, trên các sườn đồi, lũng vắng, những đồi thông xanh, ven hồ, nhuộm thắm một màu hồng quyến rũ – cỏ hồng Đà Lạt…

Sắc màu văn hóa hội tụ

Hình ảnh những nghệ nhân đến từ các buôn làng say sưa ngân vang nhịp chiêng, nối dài vòng xoang hay cất cao điệu hát giao duyên tình tự là điểm nhấn ấn tượng trong chuỗi sự kiện Festival văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai. Bên cạnh đó, hình ảnh các già, các mẹ cặm cụi bên khung dệt tỉ mỉ luồn từng sợi chỉ, chuốt nhỏ lồ ô để đan gùi, làm túi… trong không gian xanh mát của Bảo tàng đã để lại ấn tượng đẹp, thu hút sự tham quan trải nghiệm của đông đảo người dân và du khách. Đây là dịp để những giá trị văn hóa truyền thống tồn tại từ bao đời nay của người dân bản địa từ làng về phố một cách chân thực và gần gũi nhất.

Những ngôi chùa nổi tiếng của người Khmer ở Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây. Đây là vùng đất mới khai phá trên dưới 300 năm trở lại đây. Tây Nam Bộ cũng là nơi cư trú, sinh sống của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, rất đặc trưng. Người Kinh đa số theo đạo Phật, đạo “Thờ cúng ông bà”, đạo Thiên chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, người Hoa theo đạo Phật, đạo Nho, Lão…; người Chăm theo đạo Islam. Riêng người Khmer, tuyệt đại đa số theo Phật giáo (Nam Tông) và họ rất sùng đạo. Hầu như mỗi xóm làng, phum sóc đều có chùa chiền với kiến trúc truyền thống rất đặc trưng và độc đáo.

Câu chuyện về làng bích họa bên phá Tam Giang

Mang dáng dấp của làng quê yên bình với cảnh đầm phá, thuyền chài sông nước mênh mông, nên thơ và kỳ vĩ, làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một làng ngư nghiệp nằm sát bên phá Tam Giang. Làng chài nhỏ bắt đầu chuyển mình từ năm 2014, khi các dự án SODI, VIEEO33 bắt đầu triển khai tiềm năng của làng quê này thì cái tên Ngư Mỹ Thạnh cũng dần trở nên thân thuộc với người dân, du khách và du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh cũng bắt đầu chuyển mình từ đó.