• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Nhìn từ di tích Cát Tiên, nghĩ về tính cộng sinh văn hóa

Nằm tập trung trong bồn địa rộng khoảng 30 ha, di tích +- Cát Tiên (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) là một quần thể liên lập các phế tích kiến trúc đền tháp mang nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ giáo. Trong trường ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo ấy, cư dân cổ nơi đây còn dung nạp thêm những yếu tố văn hóa ngoại sinh từ các nền văn hóa lân cận như Chămpa, Phù Nam và Angkor nhưng vẫn khẳng định tính nội sinh độc đáo của mình.

Khám phá làng nghề trăm năm

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống anh hùng và văn hóa, một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử, nơi có các di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Long An còn có những làng nghề được lưu truyền trăm năm đến tận ngày nay. Trải qua bao thăng trầm, những làng nghề vẫn tồn tại và phát triển bởi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được con người chú tâm gìn giữ.

Địa đạo khu ủy Trị Thiên Huế: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Sau gần 2 năm tiến hành tu bổ, tôn tạo, di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (địa đạo Khe Trái) ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế), đến nay công trình đã hoàn thành, khi đưa vào sử dụng sẽ là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Già Zơ Râm Ngăm đam mê nhạc cụ dân tộc Ve

Mới đây, có dịp về Đắc Pring - một xã vùng biên giáp với nước bạn Lào xa xôi phía Tây của tỉnh Quảng Nam công tác. Xong việc, chúng tôi được anh Kring Reo - cán bộ UBND xã Đắc Pring sắp xếp thời gian đưa về thôn 49b, gặp gỡ, trò chuyện cùng ông Zơ Râm Ngăm để hiểu thêm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ve nơi đây.

Những hương vị văn hóa trong “Hà Nội băm sáu phố phường”

Tuổi thơ của những đứa trẻ như chúng ta đều được nuôi dưỡng tâm hồn bởi những cuốn sách. Vì đôi khi trong những cuốn sách như gói gọn cả gia đình, cả quê hương. Hà Nội là chốn thân thương tôi gửi trọn cả tuổi thanh xuân. Khi nhắc đến những cuốn sách với ý nghĩa tương tự như thế, tôi không thể nào quên được Hà Nội băm sáu phố phường, một tuyệt phẩm được dệt nên bởi những lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, bởi một óc quan sát tài tình của nhà văn Thạch Lam.

Điệu hồn văn hóa bên dòng Ô Lâu

Từ đường quốc lộ 1A, rẽ phải, men theo con đường ngoằn ngoèo dọc bờ sông Ô Lâu dài hơn bốn cây số, bạn sẽ gặp một làng quê yên ả. Những ngôi nhà mái ngói cổ xưa xen các ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới quanh những rặng tre xanh, con đường xóm thôn quen thuộc. Đó là làng Phò Trạch mà người dân quen gọi là Phò Trạch đệm, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng quê thơ mộng này còn lưu giữ những nét văn hóa dân gian mang điệu hồn dân tộc Việt mà không phải nơi nào cũng có được.

Độc đáo văn hóa chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ

Ở miền Tây có nhiều ngôi chợ thật lạ, ví dụ như chợ nổi. Ra đời và phát triển suốt hàng trăm năm qua, nhưng có lẽ đây là phiên chợ duy nhất vẫn giữ nguyên hồn cốt và tinh thần như từ buổi đầu hình thành.

Long Hồ - dòng sông lịch sử

Sông Long Hồ bắt nguồn từ sông Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền chảy dài từ TP Vĩnh Long đến các huyện Long Hồ, Mang Thít. Khi chảy đến chợ ngã tư Long Hồ thì chia thành hai nhánh: một nhánh rẽ phải theo sông Cái Cau chảy đến ngã ba Xã Sĩ, một nhánh chảy vào xã Hòa Tịnh và Bình Phước của huyện Mang Thít. Sông Long Hồ có chiều dài 8km, là tuyến đường thủy quan trọng và dẫn nước ngọt, phù sa về các cánh đồng màu mỡ. Dòng sông còn ôm trọn vào lòng cả một dòng chảy lịch sử.

Tuồng cổ ở Thổ Hà

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng bởi lối chơi Quan họ độc đáo bên bờ Bắc sông Cầu mà còn là nơi duy nhất ở Bắc Giang còn giữ được nghệ thuật Tuồng cổ. Tuy vậy, trước sự lấn át của các loại hình nghệ thuật mới, những người yêu Tuồng nơi đây không khỏi trăn trở về số phận của môn nghệ thuật truyền đời này.

Người giữ mạch nguồn văn hóa Ca Dong

Vượt quãng đường hơn 30km, từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đến chân đập Thủy điện Sông Tranh 2, rẽ trái rồi men theo cung đường bên hữu ngạn của dòng sông Tranh quanh co về hướng Tây Nam. Đến trụ sở UBND xã Trà Bui, rẽ trái theo con đường bê tông dẫn về cầu treo Trà Bui, hỏi bà Hồ Thị Dôn (71 tuổi) gần như ai cũng biết. Dừng chân giữa làng Lía (thôn 6), chúng tôi bắt gặp một phụ nữ Ca Dong, đang ngồi góc nhà sàn cặm cụi đan võng hướng nhìn ra dòng sông Bui ngày đêm vẫn chảy, trong một không gian thoáng đãng.