• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Độc đáo làng chiếu Định Yên

Ở vùng đất phương Nam, có một khu chợ rất độc đáo, đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay, đó là chợ chiếu Định Yên ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Cầu treo nối nhịp suối ngàn

Đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng bắc Tây Nguyên thường cư trú dọc theo các con sông, dòng suối. Cây cầu treo là phương tiện thiết yếu hàng ngày giúp đồng bào đi lại và canh tác. Cầu treo đơn sơ nối nhịp suối ngàn, làm đẹp cho cảnh quan buôn làng. Cầu treo được làm từ vật liệu sẵn có trong rừng núi đó là cây gỗ, tre nứa, dây mây. Trong các thứ vật liệu để làm cây, dây mây quan trọng nhất nên có nơi người ta gọi là cầu mây.

Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá: tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc; về sự hy sinh cao cả của 10 cô thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi. Đây là dải đất nằm trong một thung lũng hẹp, hiện thuộc địa phận ba xã: Đồng Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ngày trước, vùng đất này còn hoang sơ, cư dân thưa thớt thuộc làng Khiêm Ích, xã Nga Khê.

Người làm sống lại gốm làng Ngòi

Phong cách sáng tạo, đề tài phong phú, trang trí họa tiết cầu kỳ, bay bổng và mang đậm màu sắc nghệ thuật dân gian, đó là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự khác biệt của gốm làng Ngòi - dòng gốm có lịch sử chưa đầy 20 năm nhưng đã sánh cùng những cái tên như Bát Tràng, Phù Lãng đã mấy trăm năm.

“Nếp” đánh giặc của dân miền sông nước

Ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta không gọi mùa nước dâng cao, đổ về các đồng, các sông là “mùa nước lũ”, mà gọi là “mùa nước lên”, “mùa nước đổ” hay “mùa nước nổi”… Riêng cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - người có thời gian dài sống và chiến đấu ở miền đất trầm thủy chiến khu Đồng Tháp Mười thì cho rằng, mùa nước về ở miền Tây là “mùa lũ đẹp”. Có lẽ, dòng nước cuồn cuộn, hung hăng của thượng nguồn Mê - kông sau khi đi qua đại ngàn, đổ vào sông Cửu Long, chan hòa ra các đồng ruộng, kênh mương mênh mông bát ngát; ban cho đồng ruộng nhiều phù sa và sản vật.

Hát Ví ở chợ Mường

Tôi đến Mường Chùa (Tử Nê - Tân Lạc) khi lên 7 tuổi. Tôi được nuôi dưỡng và lớn lên ở xứ Mường ấy. Mường Chùa phía Bắc tiếp giáp Mường Khến gắn liền Mường Động. Phía Nam giáp Mường Chiềng nối liền với Mường Vang, nơi đã đi vào thơ Tố Hữu thời kháng chiến chống Pháp: Anh giờ đánh giặc nơi nao… Chiềng Vang - Vụ Bản hay vào Trị Thiên. Phía Đông giáp với vùng núi cao Thạch Yên - Thượng Tiến, liền kề Mường Động. Phía Tây Mường Chùa là Mường Bi rộng lớn đậm nét bản sắc văn hóa Mường, một thung lũng đẹp nhất trong vùng núi cánh cung sông Đà - Sông Mã.