• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Nghi thức lễ cưới truyền thống của người Khmer

Đối với người Khmer, lễ cưới là một sự kiện quan trọng nhất của đời người. Những chàng trai, cô gái dân tộc Khmer đến tuổi trưởng thành đều được tự do tìm hiểu nhau, nhưng để đi đến hôn nhân thì họ phải trải qua nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống. Trong đó, nghi thức lễ cưới thể hiện nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer.

Cổ kính đình Mai Xá

Từ bao đời nay, người dân thôn Mai Xá nói riêng, xã Hiệp Lực (Ninh Giang, Hải Dương) nói chung luôn coi đình Mai Xá như báu vật của mình. Bởi đây là di tích cổ kính hàng trăm năm duy nhất còn tồn tại, như minh chứng cho sự trường tồn của di sản giữa bao thăng trầm lịch sử của địa phương.

Đua bò Bảy Núi

Hội đua bò Bảy Núi là hoạt động văn hóa thể thao độc đáo mang nét đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Khmer tại hai huyện vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang). Hằng năm, Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trang trọng trong dịp lễ Sel Dolta của dân tộc Khmer Nam Bộ (lễ cúng ông bà của người Khmer Nam Bộ, diễn ra vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hằng năm). Đây là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khmer tỉnh An Giang nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Hát Bội - Di sản văn hóa Nam Bộ

Ở xứ Đàng Trong, hát Tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát Bội, xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII đời nhà Trần là một loại hình sân khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa.

Thượng đẳng công thần Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai phá bờ cõi phía Nam

Đàng Trong - mảnh đất phía Nam trải dài đến khu vực Sài Gòn như hiện nay, mãi đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu mới được khai phá, mở mang. Việc mở cõi của Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện định hình cơ bản lãnh thổ nước Việt theo hình chữ S. Bài viết này chủ yếu điểm qua sơ nét công trạng của danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh người có công lớn trong công cuộc khai phá bờ cõi phía Nam.

Nông trại hữu cơ tiêu chuẩn Nhật Bản dưới chân núi Lang Biang

Từ tình yêu vùng đất yên bình nằm dưới chân đỉnh Lang Biang (Đà Lạt) huyền diệu cùng tâm huyết đi tìm sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người, anh Nguyễn Văn Hà (sinh 1961) cùng vợ - Tôn Nữ Thanh Mỹ đã về Lạc Dương xây dựng nông trại hữu cơ đạt tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên trên vùng đất này.

Xà cạp - biểu tượng thẩm mỹ của phụ nữ Bh’noong

Tộc người Bh’noong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng), cư trú và sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, tập trung ở các xã vùng cao thuộc huyện Phước Sơn phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam. Đến nay, còn bảo lưu được các giá trị của văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm và trang phục thể hiện cá tính riêng trong phong cách ăn mặc của người Bh’noong. Đặc biệt, bộ xà cạp là biểu tượng thẩm mỹ của phụ nữ dân tộc Bh’noong nơi đây.

Xương Giang còn đó chiến công vang lừng

Đã gần 600 năm kể từ khi nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo vây thành, diệt viện, làm nên chiến thắng Xương Giang lẫy lừng. Những chứng tích về cuộc chiến vẫn muôn thuở còn truyền không chỉ qua các trang sử xanh, áng thơ ca mà còn nhiều dấu tích vật thể. Hôm nay, trên mảnh đất thành cổ ấy như vẫn nghe vang vọng đâu đây âm hưởng hào hùng của một thuở binh đao, khói lửa. Thật may thay, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến thắng Xương Giang đã được tôn tạo xứng tầm, là nơi để lớp lớp thế hệ ôn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Cảm thức về mùa thu trong văn hóa Việt

Miền Bắc nước ta một năm có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng bao đời nay người dân nơi đây luôn đề cao mùa Xuân và mùa Thu, nên mới có phương ngôn “Xuân Thu nhị kỳ”.