• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Làm nhà và nghi lễ liên quan của người Dao Họ ở Sơn Hà

Dân tộc Dao ở Việt Nam cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Dân tộc Dao có 7 nhóm với tên gọi khác nhau như: Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Áo Dài), Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán), Dao Quần Trắng (Dao Họ). Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao có 751.067 nhân khẩu. Riêng tỉnh Lào Cai đã có tới 88.379 người Dao, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao ở Việt Nam.

Núi Thiên Cầm và bi kịch lịch sử của Hồ Quý Ly

Thiên Cầm là ngọn núi nổi tiếng tự bao đời nay ở đất Hoan Châu (tức Nghệ An - Hà Tĩnh hiện tại). Sách Dư địa chí xưa nay khi ghi chép về Hoan Châu hầu như không bỏ sót ngọn núi này. Sự nổi tiếng của Thiên Cầm không chỉ bởi sự hùng vĩ, nên thơ của một vùng non nước kỳ quan mà nó còn là địa danh gắn với sự kiện bi thương: Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt vào tháng 6 năm 1407 (tháng 5 năm Đinh Hợi). Đây là cột mốc đánh dấu sự thất bại của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược và sự sụp đổ hoàn toàn của vương triều nhà Hồ, khởi đầu một chương đen tối trong lịch sử dân tộc. Sau một thời kỳ tương đối dài độc lập tự chủ, nước ta lại bị người phương Bắc đô hộ trong vòng hai mươi năm (1407-1427).

Bí ẩn giếng nước ngọt của vua Gia Long

Trên chặng đường bôn ba, Nguyễn Ánh đã để lại nhiều di tích khắp Nam Bộ. Ở các nơi ấy, người dân thường dựng lên những ngôi miếu thờ vua Gia Long để tưởng nhớ người xưa. Trong đó, có những di tích đã nổi tiếng xưa nay như rạch Nước Xoáy (huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp), vồ Thiên Tuế núi Cấm (huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang), mũi Ông Đội (huyện Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang)… Song, cũng có những di tích còn ít người biết đến, điển hình là giếng vua Gia Long nằm sau ngôi miếu Bà Ngũ Hành ở Bãi Dâu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Độc đáo di sản văn hóa đồng bào Khmer

Theo số liệu thống kê, khoảng hơn 1,3 triệu người người Khmer sống tập trung ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, … đã tạo nên nền văn hóa đa dạng, mang sắc thái riêng rất.

Dây thắt váy trong trang phục phụ nữ Cơ Tu

Ai đã từng lên vùng Trường Sơn, đến các làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu từ vùng cao, trung du và vùng thấp trải dài từ huyện Nam Giang, qua Đông Giang ngược lên Tây Giang (Quảng Nam), sẽ luôn ấn tượng trước hình ảnh những người phụ nữ lớn tuổi, hay thiếu nữ Cơ Tu chưa chồng trong bộ trang phục truyền thống với dây thắt váy - một trong những phụ kiện quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, điểm nhấn để tôn lên vẻ đẹp riêng cho trang phục của người phụ nữ bản xứ.

Long Hồ - miền quê xinh đẹp, trù phú

Sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Long Hồ (Vĩnh Long) chung sức, đồng lòng kiến thiết quê hương. 46 năm qua đi, những miền quê đầy gian khó ngày nào, nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, xinh đẹp và trù phú hơn. Đó là thành quả của sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường kết hợp với phát huy tốt các nguồn lực xã hội.

Trang trại hoa hồng dưới chân đèo Prenn

Khoảng ba năm nay, những người yêu hoa và khách du lịch thập phương mỗi khi đến Đà Lạt đều tìm đến chiêm ngưỡng trang trại hoa hồng của ông chủ 8X - Phạm Văn Trọng nằm dưới chân đèo Prenn - cửa ngõ thành phố hoa Đà Lạt.

Trống Bo đô trong đời sống người Xê Đăng

Cũng giống như các dân tộc thiểu số khác cùng sinh sống trên dải đất Trường Sơn -Tây Nguyên, tộc người Xê Đăng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) yêu thích ca hát và họ sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống phục vụ cho nhu cầu này. Các nhạc cụ dân gian như: đàn, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, cồng chiêng nói chung và trống Bo đô nói riêng không chỉ gắn bó với người Xê Đăng, trong cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần, mà còn gắn với nghi lễ, tín ngưỡng riêng...

Người giữ gìn di sản Hát văn

Hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật Hát văn, anh Lưu Đức Anh Tuấn (Ninh Giang, Hải Dương) đã và đang nỗ lực trao truyền lại vốn văn hóa quý giá của dân tộc cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Uy thiêng vùng biên viễn

Con đường từ tỉnh lộ 955 B vào Khu di tích lịch sử cấp quốc gia (gọi tắt là KDT) Ô Tà Sóc tọa lạc tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nắng chang chang giữa những ngày đầu tháng 5/2021 nóng bỏng. Rất nhiều đoàn du khách đến thắp hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường ác liệt này.

Cần bảo tồn và phát huy hơn nữa nghệ thuật Cải lương

Cải lương phải được hiểu theo đúng nghĩa của nó: cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh. Từ bản tổ với nhịp đôi của Dạ cổ hoài lang, các bản vọng cổ đã phát triển thành nhịp 32, lại kết hợp tân cổ giao duyên, rồi 6 câu rút xuống 4 câu… đã làm cho sân khấu cải lương đầy sức sống. Điều này có nghĩa: Cải lương là tiến bộ, văn minh, là không ngừng cải cách. Do đó, những soạn giả, người viết kịch bản, diễn viên, nghệ sĩ Cải lương cần ý thức được việc không ngừng cải cách, không ngừng phát triển để Cải lương ngày càng mới mẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tình hình mới. Nhiều giá trị đổi thay, tư duy đổi thay, cuộc sống đổi thay thì Cải lương cũng phải đổi thay theo.

Câu cá mập ở vùng biển Trường Sa

Đến xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, tôi hỏi về một ngư dân từng nổi danh là “sát thủ” cá mập. Tình cờ ông cũng đang chuẩn bị cho chuyến đi câu. Tuy tuổi đã 50 nhưng ông vẫn thường xuyên đi săn cá mập ngoài khơi thuộc vùng biển Trường Sa. Đây là nghề biển truyền thống đã có từ hơn 100 năm nay. Cứ vào tầm tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, ông cùng ngư dân xã Hoài Thanh lại chuẩn bị cho chuyến đi săn cá mập để thu hoạch vi cước cá thuộc loại đặc sản “bát trân”...