• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Nà Khương sau 5 năm đổi mới

Nà Khương, theo cách gọi địa phương có nghĩa là nơi bình yên, yên ổn. Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (Hà Giang) khoảng 40km, xã Nà Khương so với trước kia bây giờ giao thông khá thuận tiện, thời gian di chuyển bằng ô tô mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ. Xuyên qua những cánh rừng bạt ngàn, chúng tôi cảm nhận được sự yên bình nơi đây. Thấp thoáng những nếp nhà sàn trên các sườn đồi, dọc con suối Nà Khương, một cảm giác bình yên, tĩnh lặng, khác hẳn với sự ồn ã của đô thị. Ngồi trên xe, vượt qua những khúc quanh bắt gặp những đọt hoa chuối đỏ tươi mọc bên ven rừng; những khe nước róc rách, tiếng chim rừng rọc rạch trong bụi lá, tiếng mõ trâu kêu lách cách; hòa mình trong không gian ấy, chúng tôi đến Nà KHương lúc nào không hay.

Con đường phượng tím

Mỗi năm, cứ sau Tết Nguyên đán, nhất là vào tháng 3, trên hầu hết các con đường, từ trung tâm đến các phường, xã, cơ quan, trường học, các khu dân cư trên TP Đà Lạt… tím thẫm màu hoa phượng khiến du khách thập phương và ngay cả người dân bản địa cũng phải ngẩn ngơ.

Bác Ba Phi - ông vua tiếu lâm miền Tây

Nhắc tới truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long, không thể không nói đến bác Ba Phi. Không chỉ sáng tác nhiều truyện tiếu lâm lưu truyền khắp Nam kỳ lục tỉnh, mà bác Ba Phi còn là biểu tượng cho khí chất người miền Tây: chân chất, hào sảng, phóng khoáng và rất nghĩa hiệp.

Hạt muối phương Nam trong biển trời Tổ quốc

Cuối năm 2020, Đại hội Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Hội NSNAVN) khóa IX (2020-2025) đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Hà Nội. Một giai đoạn tiếp nối của nhiếp ảnh nước nhà được mở ra với lòng quyết tâm cao trong việc kế thừa và tiếp tục sứ mệnh phụng sự Tổ quốc. Đặc biệt hơn, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có Chủ tịch là nữ: Trần Thị Thu Đông.

Văn hóa Óc Eo dấu ấn của một nền văn minh rực rỡ

Về với miền Tây sông nước Nam Bộ, dù đặt chân ở vùng đất Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang hay Đồng Tháp, du khách vẫn thấy thấp thoáng những di chỉ còn sót lại từ nền văn hóa Óc Eo (từ thế kỉ I - VII sau Công nguyên). Đã qua 15 thế kỷ, dấu tích của nền văn hóa vẫn còn lưu lại trên vùng đất châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long như một quá khứ vàng son chưa bao giờ tàn lụi.

Khám phá Cù Lao Thu

Cù Lao Thu là tên gọi dân gian của đảo Phú Quý nằm ngoài khơi biển Bình Thuận. Về Phan Thiết, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận, muốn ra đảo Phú Quý, du khách có thể đi tàu cao tốc Hưng Phát, SuperDong, Express... Cách đây mươi năm, việc đi ra, vào Phú Quý khá vất vả, phải đi tàu cây, tàu sắt gần nửa ngày. Bây giờ, thời gian vượt biển chỉ 2 tiếng rưỡi đồng hồ trong điều kiện thời tiết bình thường. Mỗi ngày có 3 chuyến cao tốc ra, vô Cù Lao Thu, khách du lịch ngày càng đông hơn.

Đồng Xâm làng chạm bạc tài hoa

Đất cửa Đồn nằm bên sông cầu Vông, khoảng năm trăm năm về trước, là Kỳ Bá Hải Khẩu. Gò Vông thuộc Thượng Hòa, Hồng Thái, Kiến Xương, gốc của nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng.

Theo những dòng sông về bến Lục Đầu

Nếu như bạn có thể mở một cuộc hành trình xuôi theo các dòng sông về tới Lục Đầu giang – một vùng mênh mông sông nước, bạn sẽ thấy những dòng sông chở nặng huyền thoại và sử thi tụ hội về đây để thăng hoa cùng trời đất trước khi hóa ra biển lớn.

Rộn ràng chợ đêm San Thàng

Theo các bậc cao niên ở Lai Châu kể lại, chợ phiên San Thàng có tên gốc là Chợ Tam Đường đất, nơi hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng và cũng là phiên chợ lớn nhất của tỉnh Lai Châu với sự tham gia mua bán của bà con các dân tộc Giáy, Mông, Dao, Thái, Lự... thuộc huyện Phong Thổ, Tam Đường và thành phố Lai Châu. Bởi từ thời Pháp thuộc, Tam Đường vốn là địa điểm trung tâm nhất của vùng đất này.

Biểu tượng tàcoi kapiêu trong tâm thức của người Tà Riềng

Trên huyện vùng cao Nam Giang (Quảng Nam), tộc người Tà Riềng (nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng) sinh sống tập trung từ bao đời nay tại các xã: La Dêê, Đắk Tôi, La Êê… quần cư bên cạnh ngôi nhà làng truyền thống - nó không chỉ có giá trị vật chất, tinh thần mà còn là tâm linh, tín ngưỡng dân gian và tâm thức của người Tà Riềng. Việc trang trí sừng trâu (tàcoi kapiêu) trên nóc nhà làng, không chỉ làm đẹp mà còn là biểu tượng về sự may mắn của người Tà Riềng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là nét văn hóa đặc trưng thể hiện niềm tin của người dân trong lao động sản xuất và hướng tới một cuộc sống an lành, ấm no chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc...