• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Bất cứ quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển bền vững và cường thịnh đều phải quan tâm tới việc chăm lo giáo dục cho thanh niên. Là rường cột của nước nhà, tương lai của dân tộc, thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định, phát triển vững bền của đất nước. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, chịu sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó có giáo dục đạo đức cho thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên sẽ góp phần hình thành lớp thanh niên vừa có đức vừa có tài cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ VĂN HÓA THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Nguồn nhân lực quản lý văn hóa (QLVH) đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, góp phần vào những thành tựu văn hóa chung của đất nước. Hoạt động đào tạo đã tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất tốt đóng góp cho hoạt động QLVH nói chung. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa toàn cầu, công tác đào tạo vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đánh giá thực tế và đưa ra những biện pháp khoa học, hiệu quả nhằm thay đổi hoạt động đào tạo nguồn nhân lực QLVH ở Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo đúng Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI đề ra.

NGUỒN LỰC VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong những nghiên cứu về nhân loại, C. Mác và Ph. Ăng ghen đã phát hiện văn hóa là lực lượng bản chất người của con người, là trình độ phát triển của con người và xã hội, được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống, hành động của con người, cũng như trong giá trị vật chất, tinh thần mà do con người sáng tạo ra. Văn hóa là tất cả mọi sản phẩm nhân hóa tự nhiên của lòai người trong lịch sử. Ban đầu (và cả về sau này nữa) văn hóa được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ tương tác, ứng xử giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG TRONG DI CHÚC CỦA HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, biểu tượng cho bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Trong cuộc đời cầm bút, Người đã từng viết nhiều văn kiện quan trọng gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc, có sức lay động trái tim của nhân dân trong và ngoài nước. Di chúc là tác phẩm kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì tổ quốc, vì nhân loại. Đó là những lời căn dặn, tình cảm thiết tha, niềm tin sâu sắc của Người gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân và các thế hệ mai sau. Trong đó, tư tưởng khoan dung là một trong những nội dung nổi bật, có vai trò quan trọng trong việc định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bài viết bước đầu phân tích một số biểu hiện của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh như một gợi mở nhằm phát huy hơn nữa giá trị nhân đạo trong cuộc sống, đồng thời góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống, đạo đức chung mang tính nhân loại.

SỰ NGHIỆP VĂN HÓA CÔNG ÍCH VÀ QUYỀN LỢI VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN

Phát triển sự nghiệp văn hóa công ích, bảo vệ và thực hiện lợi ích văn hóa cơ bản của nhân dân là sự thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, phải căn cứ vào thực tiễn phát triển đất nước và đặc điểm của hình thái ý thức xã hội trong sự tương thích với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi cấp thiết nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp văn hóa ở Việt Nam.