Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện
Nổi bật
Tư duy lãnh đạo của Đảng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm đầu đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, đổi mới toàn diện cả kinh tế và xã hội, có ý nghĩa như cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc. Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi đầu từ nhân dân, từ sự tìm tòi, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở những tìm tòi, sáng tạo đó, Đảng đã tổng kết, khái quát thành các chủ trương, đường lối, chính sách cụ thể, áp dụng rộng rãi trong toàn xã hội. Trong đó, tư duy về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nội dung mới về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - nét đặc sắc trong văn hóa giữ nước Việt Nam
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đồng hành với giữ nước. Ngày từ buổi đầu dựng nước, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau cầm vũ khí đấu tranh kiên cường, bền bỉ chống lại các thế lực xâm lược, giải phóng, bảo vệ giống nòi, nền độc lập tự do, bản sắc văn hóa dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước những khó khăn ngặt nghèo, thù trong, giặc ngoài thi nhau phá hoại với âm mưu tước đoạt nền độc lập, thống nhất đất nước. Trước yêu cầu bức thiết đó, Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngắn gọn, súc tích, giản dị nhưng biểu trưng nét đặc sắc trong văn hóa giữ nước Việt Nam.
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng- bài học từ thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới. “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa lớn và sâu xa như thế” (1). Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã để lại cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người. Dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười và sự tác động của Quốc tế Cộng sản, nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; độc lập dân tộc trở thành chân lý phổ biến mang tính thời đại. Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, hàng loạt nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã tiến hành cách mạng thành công, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới.
Nhận thức của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn hiện nay
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc đã khẳng định, chứng minh vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước. Cùng với những thắng lợi vĩ đại trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự, thắng lợi trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng to lớn, góp phần làm rạng danh dân tộc trên trường quốc tế. Văn hóa đã thực sự trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc trong xây dựng, định hướng, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghĩ về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới
Xưa kia, với tư tưởng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”, Thân Nhân Trung đã cho thấy yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định đến sự thịnh - suy của một quốc gia. Ngày nay, vẫn tư tưởng coi trọng người vừa có tài vừa có đức đối với sự phát triển của đất nước và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề cập những nội dung liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là nội dung xuyên suốt có tính kế thừa các nghị quyết trước đó, vừa phát triển, bổ sung, vừa có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Phát huy dân chủ - nét đẹp văn hóa trong xây dựng Đảng hiện nay
Từ khi ra đời, Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền, Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước hết, Đảng phải là tấm gương thực hành dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ” (1), trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình” (2). Mặt khác, mỗi đảng viên bất cứ ở địa vị nào cũng phải làm gương dân chủ.
Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Sinh thời, mối quan tâm thường trực của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”. “Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng” cũng là nhiệm vụ mà Đảng đã xác định tại đại hội XII. Như vậy, xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, nhằm xây dựng cái gốc cho sự vững bền của Đảng, tăng cường sự thống nhất trong Đảng và tạo điều kiện để củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiệt giữa Đảng với nhân dân. Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên, bốn đức tính: cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi, phản ánh đạo đức cách mạng, là “nền tảng của đời sống mới”, là phẩm chất trung tâm của đạo đức. Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề lớn, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đi sâu vào vấn đề cốt lõi: xây dựng đức tính liêm cho đảng viên hiện nay.
Xây dựng văn hóa Đảng theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XII
Với tư duy mới, cách nhìn trực diện và thẳng thắn, văn kiện Đại hội XII không chỉ kế thừa những điểm mạnh, tích cực của các kỳ đại hội, các hội nghị trung ương trước đó về vấn đề xây dựng văn hóa đảng, mà còn đánh giá trung thực thực trạng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; không chỉ nói về thành tựu mà còn chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém về văn hóa đảng cần khắc phục, bước đầu chỉ ra những đường hướng phát triển văn hóa đảng, góp phần to lớn vào giải quyết những bất cập, tồn tại trong đời sống văn hóa từ trung ương đến cơ sở.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã khẳng định: xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở (1). Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, trực tiếp góp phần vào việc lưu truyền, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau. Đồng thời, khẳng định bản chất, tính ưu việt của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nên hệ giá trị về con người Việt Nam chân, thiện, mỹ, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.