Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện
Nổi bật
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện hiện nay
Đối với dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, là giá trị tinh thần to lớn vượt qua không gian và thời gian, đó không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn là sản phẩm tinh thần, được hun đúc bởi lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đó không chỉ dừng lại ở những tư tưởng, tình cảm thuần túy, mà còn được biểu hiện ở những hành động thiết thực của cá nhân và cộng đồng người (1), là sự thống nhất hữu cơ giữa tình cảm và lý trí, suy nghĩ và hành động, trở thành đạo lý sống của cá nhân và cộng đồng. Do vậy, có thể hiểu, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy sự cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn là môi trường sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta là một nước nông nghiệp với 64,3% dân số sống ở khu vực nông thôn. Lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 38,1% (1). Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Phát huy dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền, Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước hết Đảng phải là tấm gương thực hành dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ” (1), trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình” (2). Mặt khác, mỗi đảng viên bất cứ ở địa vị nào cũng phải làm gương dân chủ.
Nhận thức và định hướng về xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của người Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm tiếp nhận lý luận về giá trị, nhận thức ngày càng sâu sắc việc chỉ đạo hình thành, đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội VIII đến nay và một số nghị quyết liên quan trực tiếp đến văn hóa.
Nền tảng tư tưởng, lý luận trong quá trình phát triển văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là một sự kiện lịch sử vĩ đại, một bước ngoặt lớn lao, một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử tư tưởng cách mạng Việt Nam TK XX. Nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng chính là sự tổng hợp tinh hoa chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thành tựu tư duy lý luận sáng tạo của Đảng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta từ năm 1930 đến nay. Quan điểm của Đảng về văn học nghệ thuật là một bộ phận trong đường lối cách mạng, có tác dụng dẫn đường, chỉ lối phát triển văn học nghệ thuật nước nhà với những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.