• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII

Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã khẳng định: xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở (1). Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, trực tiếp góp phần vào việc lưu truyền, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau. Đồng thời, khẳng định bản chất, tính ưu việt của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nên hệ giá trị về con người Việt Nam chân, thiện, mỹ, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Trên con đường phát triển đi lên của đất nước, Đảng luôn khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn khác nhau, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có những đòi hỏi khác nhau.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG KHẮC PHỤC LỆCH CHUẨN THẨM MỸ HIỆN NAY

Khắc phục lệch chuẩn thẩm mỹ nói chung, lệch chuẩn thẩm mỹ trong nghệ thuật nói riêng, là một vấn đề quan trọng đối với phát triển đời sống tinh thần xã hội. Ở nước ta hiện nay, lệch chuẩn thẩm mỹ ở lĩnh vực nghệ thuật được Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, những người có lương tâm, trách nhiệm đối với đất nước quan tâm, trăn trở. Khắc phục lệch chuẩn thẩm mỹ trong nghệ thuật hiện nay phải có cơ sở khoa học, nội dung cụ thể, biện pháp có tính đồng bộ, tích cực. Một trong số đó là phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật trong khắc phục lệch chuẩn thẩm mỹ ở lĩnh vực nghệ thuật hiện nay.

RÈN LUYỆN TƯ CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản tinh thần mang giá trị văn hóa phổ quát, đó là tư tưởng về đạo đức gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Những quan điểm về đạo đức, tấm gương trong sáng của Người là “một bộ phận không thể tách rời của kho tàng tư tưởng quý báu mà Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta” (1). Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vấn đề đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ; công việc cách mạng thành hay bại, tốt hay xấu đều do cán bộ mà ra. Vì vậy công việc đào tạo cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất là công việc gốc của Đảng. Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (2).

NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Trong đời sống của nhân loại nói chung và trong mối quan hệ quốc tế nói riêng, văn hóa có vai trò rất quan trọng. Văn hóa là tấm gương phản chiếu tâm hồn, nhân cách cộng đồng của một dân tộc. Văn hóa là một trong những nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh mềm của một quốc gia, con đường ngắn nhất để các quốc gia xích lại gần nhau. Trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa càng trở nên quan trọng với ý nghĩa là sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng thâm nhập mạnh mẽ để đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính trị, quân sự chưa chắc có thể đạt được. Với xu hướng nổi trội đối thoại thay cho đối đầu, ngoại giao văn hóa (NGVH) được xem là một trong những trụ cột chính, giữ vai trò quan trọng của hoạt động ngoại giao.

XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Xây dựng văn hóa kinh doanh (VHKD) tức là đưa văn hóa thấm sâu vào hoạt động kinh tế, từ đó làm lành mạnh hóa các mối quan hệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy hiện nay, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng VHKD và đã có nhiều nước thành công, tạo được sự phát triển thần kỳ. Ở Việt Nam, phát triển VHKD là rất cần thiết, cấp bách và lâu dài bởi hoạt động kinh tế của chúng ta còn thiếu VHKD, hơn thế nó còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC

Được xem là nguồn lực nội sinh quan trọng trong quá trình phát triển bền vững đất nước, những giá trị kinh tế của văn hóa đang được khơi dậy, phát huy hơn bao giờ hết. Đó là những nỗ lực kích thích sức sáng tạo, tái sản xuất, đổi mới khâu tổ chức, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá sản phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của đông đảo công chúng. Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), tuy nhiên, những tác động phức tạp của tình hình trong nước và thế giới đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho ngành kinh tế đặc biệt này.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA, NÂNG CAO QUYỀN LỰC MỀM QUỐC GIA

Quyền lực mềm và quyền lực cứng là hai yếu tố không thể tách rời thực lực tổng hợp của một quốc gia, dân tộc. Nhìn từ góc độ của mỗi loại quyền lực văn hóa, quyền lực mềm nhận được sự quan tâm hơn quyền lực cứng. Muốn nâng cao quyền lực mềm văn hóa quốc gia phải dựa vào sự phát triển của công nghiệp văn hóa quốc gia. Xuất phát từ các phương diện như: ý thức, kế hoạch, từng bước quy định chính sách công nghiệp văn hóa, cung cấp kinh phí hỗ trợ công nghiệp văn hóa… mà phát triển văn hóa và phát triển công nghiệp liên quan đến văn hóa.

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNHHĐH) nông nghiệp, nông thôn là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện xã hội nông thôn, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ đời sống người nông dân. Với tư cách là chủ nhân kinh tế nông thôn, dưới tác động trực tiếp của CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn, đời sống kinh tế nói chung, lợi ích kinh tế người nông dân nói riêng đang biến đổi từng ngày theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TÂY NGUYÊN

Trong nhiều năm qua, các thể chế, chính sách, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đều khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện đời sống văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Do đó, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình ở cơ sở, triển khai sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, định hướng, quản lý các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân nói chung, nông dân nói riêng là một vấn đề quan trọng, cấp thiết. Điều này góp phần không nhỏ trong việc phát triển đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, trong đó có Tây Nguyên, một vùng kinh tế, xã hội, văn hóa độc đáo