• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Độc đáo nghề làm gốm thủ công của người Chăm

Qua tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, tại tỉnh Bình Thuận chỉ có người Chăm ở thôn Bình Đức, (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình) còn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống của cha ông để lại. Theo các nghệ nhân, nghề gốm ở thôn Bình Đức có từ rất lâu, được các gia đình người Chăm nơi đây duy trì qua nhiều đời.

Khảo sát, thống kê, số hóa tư liệu Hán Nôm ở Hà Nam - những kết quả bước đầu

Hà Nam là vùng đất lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú, đặc sắc của nhiều tầng văn hóa cổ giàu bản sắc. Toàn tỉnh hiện có 1.784 di tích (551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, số còn lại là miếu, phủ, văn chỉ, từ đường...) được phân bố đều khắp ở các thôn xóm.

Dấu ấn từ một năm xây dựng môi trường văn hóa cơ sở

Thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và chủ đề công tác năm 2022 của Bộ VHTTDL về “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác cán bộ”, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ, các hoạt động sự nghiệp được quan tâm tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023: Tôn vinh di sản văn hóa dân tộc

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba” là câu ca thể hiện khát khao được trở về cội nguồn của đồng bào ta ở khắp mọi miền trong cả nước, cũng như kiều bào ta ở nước ngoài. Đó là một trong những truyền thống quý báu, khẳng định sức mạnh, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao đời nay. Trong năm 2023 này, cùng hướng về ngày trọng đại Giỗ Tổ, đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ.

Hà Giang quyết tâm xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh

Là một tỉnh miền núi, có 19 dân tộc cùng sinh sống, Hà Giang đã và đang lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp đã trở thành giá trị di sản văn hóa của nhân loại và cấp quốc gia. Theo kết quả kiểm kê di sản năm 2021, hiện Hà Giang còn lưu giữ 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 bảo vật quốc gia, 62 di tích, danh thắng, 27 di sản văn hóa phi vật thể được xếp hạng và đưa vào danh mục Di sản văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh. Những giá trị di sản đó đã và đang trở thành tiềm năng vô giá để Hà Giang bứt phá, dựa vào văn hóa để phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo sinh kế cho người dân, giúp đồng bào các dân tộc vùng cao Hà Giang vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, bảo vệ vững chắc vùng lãnh thổ quốc gia nơi địa đầu Tổ quốc.

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng

Cách đây hơn 80 năm, vào tháng 2/1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam. Bản Đề cương là một tài liệu quý, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hơn 80 năm qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Chương trình OCOP: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề huyện Thanh Trì (Hà Nội)

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7-5-2018. Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Sau hơn 4 năm triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút các địa phương chủ động tham gia và đạt được nhiều kết quả quan trọng.