• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024: Hội tụ sắc màu các không gian văn hóa truyền thống

Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc 2024 diễn ra tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi với sự tham gia của 24 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng văn hóa tiêu biểu trong cả nước. Hội thi nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những nét đặc sắc, các giá trị văn hoá truyền thống, đặc trưng của các dân tộc, qua đó, góp phần gìn giữ, khích lệ đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc đồng thời lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong nhân dân.

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam trong cơn bão số 3 (Yagi)

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta đầu tháng 9/2024 đã gây tổn thất vô cùng to lớn về người, vật chất và môi trường. Giữa ảnh hưởng khủng khiếp từ bão Yagi, tinh thần “tương thân tương ái”, đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam một lần nữa được khơi dậy và lan tỏa qua những nghĩa cử ấm áp tình người. “Tương thân, tương ái” chính là truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam.

Đồng Tháp: Xây dựng chuẩn mực con người Đồng Tháp phát triển toàn diện, "nghĩa tình, năng động, sáng tạo"

Đồng Tháp xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp toàn dân, nhân dân là chủ thể phát triển văn hóa và xây dựng con người, góp phần làm lành mạnh dần môi trường văn hóa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, trở thành nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Di chúc - sự thể hiện nhân cách suốt đời vì nước, vì dân của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho tinh hoa, trí tuệ Việt Nam. Suốt cuộc đời Người phấn đấu hy sinh cho đất nước được độc lập, giàu mạnh, nhân dân được tự do, hạnh phúc. Người nhiều lần khẳng định chỉ có “một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân” và “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhờ mục đích và ham muốn cao đẹp đó, Người đã có một ý chí mãnh liệt, nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, dẫn dắt đất nước và nhân dân đến độc lập, tự do, hạnh phúc. Khi tuổi đã cao, sức khỏe đã giảm sút không đoán biết có thể phục vụ Tổ quốc, nhân dân, cách mạng được bao lâu nữa, Người đã để lại mấy lời “tuyệt đối bí mật” cho Đảng, nhân dân. Đó chính là Di chúc, những việc Người dặn Đảng cần phải làm để làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân của vị lãnh tụ suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) - Điểm sáng về giữ gìn “hồn cốt” văn hóa các dân tộc thiểu số

Giữ gìn giá trị bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những quan tâm đặc biệt của công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng. Đây chính là “nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, huyện A Lưới luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo được mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về văn hóa, môi trường cảnh quan, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tránh nguy cơ bị mai một do sự giao thoa, du nhập văn hóa từ bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Một vài suy nghĩ về Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh trước thềm kỷ niệm 10 năm được unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 27/11/2014, di sản Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định loại hình di sản này được thế giới công nhận và biết đến. Và những băn khăn trăn trở không chỉ là của những người làm công tác văn hóa mà còn là nỗi niềm của những người yêu lại hình nghệ thuật dân ca Ví – Giặm. Trước thềm kỷ niệm 10 năm sự kiện quan trọng này, tác giả bài viết muốn nói thêm đôi điều về loại hình nghệ thuật đang được nhiều người, nhiều tầng lớp quan tâm…

Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể

Là quốc gia đa tộc người, Việt Nam có kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng với 14 di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dù đã được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn có những mặt chưa thật sự hiệu quả, hệ thống pháp luật về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng còn một số hạn chế, bất cập. Do đó, việc hoàn thiện thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể là rất cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới.

Lễ hội Vì Hòa bình 2024 tại tỉnh Quảng Trị: “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”

Với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”, Lễ hội Vì Hòa bình 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị với chuỗi các hoạt động chính sẽ được diễn ra từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7-2024. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia và quốc tế sẽ là điểm đến thu hút du khách, góp phần xây dựng Quảng Trị từng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch vẫn không ngừng xuyên tạc, vu khống, thậm chí chống phá Đảng và Nhà nước ta. Cho nên, để xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng “cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội thì việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được xem là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ ta.