• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Chấn hưng văn hóa - Động lực để văn hóa thực sự là sức mạnh nội sinh phát triển bền vững đất nước

Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới. Văn hóa có vai trò quan trọng, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, khi đất nước đứng trước những dấu mốc quan trọng, cần những động lực mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình phát triển, việc chấn hưng văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Xuất bản đa nền tảng để hướng đến hàng triệu bạn đọc là xu thế tất yếu của ngành xuất bản Việt Nam

Những năm gần đây, xuất bản kỹ thuật số đang thu hút được sự quan tâm của ngành Xuất bản Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là ngành công nghiệp dịch vụ mới nổi, phát triển trên nền tảng công nghệ máy tính và công nghệ số tích hợp đa nền tảng, liên kết cơ sở dữ liệu từ nhiều ngành truyền thông khác nhau - xu thế tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được Bộ VHTTDL phát động và triển khai sâu rộng trong toàn quốc. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế công tác xây dựng môi trường văn hóa đang ngày phát triển và đi vào chiều sâu, các phong trào, hoạt động diễn ra hết sức sôi động, rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa.

Thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển bền vững

Trong bài “Nam nữ bình quyền” viết ngày 8/3/1952, bàn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội... Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước

Trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Nhận thức đúng đắn vai trò của trí thức, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, tạo điều kiện để trí thức phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bởi xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.