• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” - Cương lĩnh về khát vọng hòa bình của dân tộc

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, kêu gọi đồng bào cả nước và các lực lượng vũ trang nhất tề đứng lên đánh quân xâm lược, giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chỉ với 198 từ nhưng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thực sự là cương lĩnh thể hiện trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Khát vọng hòa bình xuyên suốt “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của toàn dân tộc và là giá trị vĩnh hằng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, bên bờ Biển Đông. Biển, đảo nước ta trong vùng Biển Đông luôn là mục tiêu mà các thế lực xâm lược muốn chiếm giữ để thực hiện mưu đồ bành trướng bá quyền. Cùng với đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Do vậy, cần phản bác và đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch.

Phát huy các mô hình văn hóa đọc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Ngày 2/8 vừa qua, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch triển khai thực “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án). Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong Đề án, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng; tập trung vào việc đề xuất hoàn thiện thể chế; xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc; biên soạn tài liệu; tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tuyên truyền phát triển văn hóa đọc; xã hội hóa, vận động tài trợ; hợp tác quốc tế trong phát triển văn hóa đọc...

Trên dưới một lòng quyết tâm kiểm soát và đẩy lùi đại dịch COVID - 19

Ngay từ đầu năm 2020, đại dịch mang tên COVID -19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới, cho đến nay đã gây ra nhiều thiệt hại đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có đất nước chúng ta. Đây là nỗi đau chung của cả nhân loại, Việt Nam và các quốc gia đã kêu gọi cùng nhau đoàn kết để chống lại đại dịch COVID-19, nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo các nước đều đề cập đến vấn đề trao đổi vắc xin, coi đây là chiến lược ngoại giao vắc xin không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Ở trong nước, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã ra lời kêu gọi, tiến hành vận động các nước ủng hộ vắc xin cho Việt Nam, kêu gọi toàn dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài ủng hộ đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống COVID-19.

Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích mãi ngời sáng

60 mươi năm đã trôi qua, nhưng những kỳ tích, huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển và Đoàn tàu Không số vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hôm nay.

Vận dụng văn hóa đọc của Hồ Chí Minh để thúc đẩy văn hóa đọc hiện nay

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa con người Việt Nam và sức mạnh thời đại…”. Chiến lược này đòi hỏi phải xây dựng một xã hội học tập, một xã hội văn hóa trong đó có văn hóa đọc. Muốn như vậy, chúng ta cần vận dụng văn hóa đọc của Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đọc Việt Nam.