• Văn hóa > Di sản

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Xí

Giai đoạn đầu, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí - Cương Quốc công từ, mang dấu ấn văn hóa dòng họ. Về sau, trong quá trình giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa dòng họ (đóng vai trò hạt nhân) với văn hóa cộng đồng làng - xã - vùng - miền, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí phát triển thành một lễ hội mang màu sắc văn hóa xứ Nghệ.

Văn hóa thổ cẩm trong đời sống tộc người vùng trung du và miền núi phía Bắc

Văn hóa thổ cẩm truyền thống đã và đang góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đồng bào trung du và miền núi phía Bắc. Bằng đôi bàn tay khéo léo và sự cần cù, nhiều sản phẩm thổ cẩm độc đáo đã và đang được các tộc người sáng tạo phục vụ nhu cầu của bản thân và cộng đồng. Trải qua thăng trầm của thời gian, các tộc người không chỉ có ý thức gìn giữ nghề cổ truyền vốn có mà còn tiếp tục nỗ lực học hỏi, cải tiến kỹ thuật để có thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại, đưa danh tiếng của văn hóa thổ cẩm nơi đây đến với các vùng miền khác trong cả nước. Tuy nhiên, trước những đổi thay của đời sống xã hội, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển, nghề dệt thổ cẩm cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Vài nét về sự tiếp biến, giao lưu văn hóa Việt - Mường thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc

Nền văn hóa khởi thủy của Phú Thọ là văn hóa bản địa, với nhiều dấu tích của nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun và văn hóa Đông Sơn với văn minh lúa nước sông Hồng rạng rỡ. Phú Thọ tự hào là vùng địa linh nhân kiệt, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cư dân nơi đây luôn biết tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho kho tàng tri thức của mình. Trong những mối quan hệ cộng đồng, cuộc sống đan xen giữa các tộc người với nhau trong cùng một môi trường sống đã làm nảy sinh những nét văn hóa mới, tạo nên mối quan hệ đặc biệt, phong phú, góp phần làm cho văn hóa bản địa của Phú Thọ thêm sinh động hơn.

Mấy suy nghĩ về quản lý lễ hội Sượt ở Hải Dương

Hải Dương thuộc vùng châu thổ sông Hồng, nơi có những lợi thế lớn trong thực hành văn hóa và lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó có lễ hội đền/ đình Sượt (gọi tắt là Lễ hội Sượt). Là những người thực hiện dự án Bảo tồn Lễ hội Sượt thuộc nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể 54 dân tộc ở Việt Nam thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tác giả bài viết trình bày một số nhận thức về quản lý lễ hội cổ truyền, trường hợp lễ hội Sượt ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Ứng xử hài hòa giữa văn hóa truyền thống và các yếu tố văn hóa mới trong lễ hội Đền 9 gian của người Thái ở Quế Phong (Nghệ An)

Đền mường được coi là biểu tượng tín ngưỡng cao nhất của người Thái Nghệ An. Trước đây, Đền 9 gian (Tên càu hoòng) ở xã Châu Kim, huyện Quế Phong là ngôi đền nổi tiếng nhất, bởi mỗi khi tổ chức lễ cúng mường (xên mường) thường thu hút và quy tụ được dân của 9 mường Thái trong vùng tham gia. Vì những lý do nhất định, trong một thời gian, việc cúng mường không được duy trì. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, cùng với việc phục dựng lại các ngôi đền mường xưa ở vùng người Thái miền Tây Nghệ An, thì việc cúng Đền 9 gian thường được tổ chức theo định kỳ. Bên cạnh ý nghĩa tạ ơn Trời Đất, ghi nhớ công lao của những bậc tiền bối, điều quan trọng nhất của lễ hội Đền 9 gian chính là sự thể hiện của việc bảo lưu khá nguyên vẹn các yếu tố của phong tục, tập quán truyền thống của người Thái; kết hợp ứng xử hài hòa với các yếu tố văn hóa mới.

Nghệ thuật xòe Thái cần được bảo vệ và phát huy theo công ước quốc tế

Xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phi vật thể với di sản văn hóa vật thể, có thể hiểu nghệ thuật xòe Thái là một hình thức nghệ thuật trình diễn thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc của Việt Nam trong các lễ hội cộng đồng, tang ma hay trong sinh hoạt hàng ngày… Đến nay, xòe Thái đã thực sự trở thành tài sản văn hóa, là sợi dây gắn kết cộng đồng không chỉ bởi những đặc điểm độc đáo mà còn được các thế hệ người Thái tiếp tục gìn giữ.

Sưu tầm cổ vật tư nhân ở Việt Nam - Hai thập niên nhìn lại

Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã đem đến một hơi thở, sức sống mới, làm đổi thay nhiều khía cạnh trong lĩnh vực di sản văn hóa nước ta. Trong đó phải nói tới đội ngũ những người yêu thích cổ ngoạn, họ được công nhận quyền sở hữu tư nhân, điều vốn chưa bao giờ được thừa nhận trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, kể từ thời phong kiến cho đến năm 2001. Điều luật ấy được giới sưu tầm đón nhận hồ hởi, phấn khích, sau một thời gian dài ngột ngạt bởi định kiến xã hội: tàng trữ cổ vật là phi pháp. Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa đi vào đời sống cộng đồng, tư duy, nhận thức của xã hội đã có những thay đổi, tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế một số vấn đề, để sự sửa đổi, bổ sung một lần nữa đối với bộ luật này được hoàn thiện hơn

Một số giải pháp phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là mảnh đất lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đậm nét trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xứ Thanh có một hệ thống di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh vô cùng phong phú. Hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật; cổ vật; bảo vật quốc gia; là tài sản quý của địa phương và quốc gia trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để bảo tồn và phát huy những giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cần có những chính sách và giải pháp phù hợp.

Ba cơ hội của gốm sứ Việt

Trên thênh thang đại lộ 2.000 năm của gốm sứ Việt vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã, có ba cơ hội, được ghi dấu như ba cột mốc, có ý nghĩa đột phá, đến từ những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử. Với bản lĩnh dạn dày của một cộng đồng cư dân sớm được thừa hưởng những giá trị văn hóa và văn minh của hai dòng sông lớn ấy, người Việt đủ sức tạo dựng được một tượng đài gốm sứ nguy nga ở vùng đất này trong suốt dặm dài lịch sử.