Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống
Nổi bật
Tấm gương sáng trong phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”
Nhắc đến cô giáo Lê Thị Phước Thành, giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng-TP Huế, không chỉ học sinh mà các đồng nghiệp trong ngành giáo dục địa phương ai cũng biết đó là một người nhiệt tình, năng động và trách nhiệm trong công việc. Đảm nhiệm cùng lúc 2 nhiệm vụ: giảng dạy và hoạt động công đoàn, cô Lê Thị Phước Thành, giáo viên bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQP - AN), đảng viên trẻ, Tổ trưởng công đoàn Tổ chuyên môn Thể dục - GDQP - AN nhà trường luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.
Người cựu Thanh niên xung phong góp phần làm sạch đẹp phố phường
Đó là bà Vũ Thị Thân, sinh năm 1944 tại Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định hiện cư trú tại số 15 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Người tâm huyết với văn hóa đọc
Cứ vào ngày 21/4 hàng năm - ngày Sách Việt Nam, ở ngôi nhà nhỏ tại một huyện vùng sâu lại có rất nhiều người đến thắp hương tưởng nhớ một con người luôn miệt mài cống hiến trí tuệ cho các em học sinh thân yêu, đặc biệt anh là người thầy giáo luôn đặc biệt quan tâm đến việc nâng tầm văn hóa đọc ở khu vực nông thôn, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.
Sản xuất giỏi để có tiền làm từ thiện
Trong khi bà con trồng màu tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ đang rất bức xúc trước việc giá cả thị trường rớt thảm hại khiến người người thua lỗ hay phải chuyển sang ngành nghề khác thì tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, có một lão nông vẫn ung dung làm giàu với nghề trồng rau muống từ hạt, ông còn là đầu tàu gương mẫu cho trên 60 hộ khác làm theo và mọi người đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc suốt nhiều năm qua.
Lão nông nặng lòng với khuyến học
Ở thôn Phước Thuận Phước Hậu xã Hoà Nhơn (Hoà Vang-TP.Đà Nẵng), có ông Trần Phước Hoàng (78 tuổi), hiện là Chi hội trưởng Người Cao tuổi (NCT) của thôn Phước Thuận Phước Hậu. Tuy cao tuổi, nhưng thành tích cống hiến của ông thật “đáng nể” trong các phong trào phát triển ở địa phương. Người dân nơi đây “phong” ông là “già làng” bởi bản thân ông đã tích cực đóng góp công sức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên 20 năm qua với nhiều chức vụ cơ sở.
“Thương người như thể thương thân”
Từ ngàn xưa đến nay dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo là sống nhân ái và giàu lòng vị tha.