• Văn hóa > Cổ truyền

BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG TANG CA CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Người Dao tuyển di cư đến Việt Nam khá sớm. Trên con đường di cư cũng như khi cắm bản tại vùng đất mới, người Dao tuyển gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất nhưng không vì thế mà họ đánh mất đi đời sống văn hóa tinh thần. Nổi bật là kho tàng dân ca nghi lễ phong phú về thể loại, đặc sắc về nội dung. Một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của người Dao Tuyển là dân ca nghi lễ tang ma (còn gọi là tang ca). Tang ca của người Dao tuyển không chỉ phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng, tình cảm mà chứa đựng trong đó một hệ thống biểu tượng có giá trị văn học, văn hóa cao. Biểu tượng nước trong tang ca của người Dao tuyển, đặt trong cơ tầng văn hóa tộc người, giúp chúng ta hiểu sâu hơn đời sống văn hóa phong phú của tộc người này.

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Á. Đây là một điểm khác biệt căn bản về văn hóa giữa Việt Nam so với các quốc gia phương Tây, nơi mà đời sống tinh thần của con người chủ yếu là Thiên chúa giáo hay các quốc gia Ả Rập mà Hồi giáo là quốc giáo. Nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu với những kiến giải sâu sắc bằng nhiều phương pháp. Bài viết này là một đóng góp trên cơ sở nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với những loại hình tín ngưỡng hay tôn giáo khác để tìm ra nguồn gốc, bản chất thực sự của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

CÁCH BÀI TRÍ ĐỒ THỜ TRONG ĐÌNH, CHÙA, ĐỀN HIỆN NAY

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, chùa, đền… nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó cũng như cách bài trí các đồ thờ như thế nào. Ở mỗi di tích khác nhau sẽ có cách hiểu và bày biện khác nhau. Đình là nơi thờ thành hoàng làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc dân. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với cộng đồng dân cư và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Còn chùa lại là cơ sở hoạt động, truyền bá Phật giáo, nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni, kể cả các tín đồ hay người không theo đạo đều có thể viếng thăm, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Nhắc đến đền là người ta liên tưởng đến công trình kiến trúc để thờ cúng một vị thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như những vị thần. Các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn các anh hùng có công với đất nước được dựng theo truyền thuyết dân gian. Bài viết này sẽ là một bước ban đầu sơ bộ tìm hiểu cách bài trí đồ thờ trong các di tích đình, chùa, đền hiện nay.

PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀ GIAO THOA VĂN HÓA ĐẠI VIỆT - CHAMPA

Với việc tiếp nhận văn hóa Champa ở phương Nam, thời đại của Trần Nhân Tông đã đưa giao thoa văn hóa Chăm - Việt tới đỉnh cao của sự hòa hiếu trong lịch sử Việt Nam trung đại. Chính bởi điều đó, nền văn hóa Việt đã tự khẳng định một diện mạo, một truyền thống riêng biệt so với Trung Hoa và Ấn Độ.

HÌNH ẢNH QUẢ TRỨNG TRONG LỄ CÚNG VÍA TRẺ NHỎ CỦA NGƯỜI THÁI TÂY BẮC

Người Thái quan niệm mỗi người tồn tại trên đời đều có những hồn vía gắn với từng bộ phận trên cơ thể, luôn song hành để bảo vệ cho thân chủ của mình. Bao đời nay, tục thờ hồn vía luôn gắn kết với họ suốt cuộc đời, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến trưởng thành, lập gia đình, già rồi mất đi. Có thể nói rằng đây là một tập tục rất quan trọng của người Thái, đặc biệt khi được thực hiện lần đầu tiên trong đời đối với một đứa trẻ vừa được sinh ra.

BẢN SẮC VĂN HÓA TÀY TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở nước ta hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội nhưng cũng chứa đựng nhiều hạn chế. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình CNH, HĐH, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu. Đối với các tỉnh Việt Bắc, nơi có người Tày chiếm trung bình 27%, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên cần thiết. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Tày trong quá trình CNH, HĐH là vấn đề lớn, phù hợp với định hướng bảo vệ di sản văn hóa, duy trì sự phát triển theo xu hướng tiến bộ xã hội, bảo vệ văn hóa truyền thống, bảo đảm chủ thể được hòa nhập, hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG BẢO TỒN GIÁ TRỊ QUAN HỌ LÀNG VÂN KHÁM

Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở vùng Kinh Bắc xưa, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Làng Vân Khám thuộc xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía đông cách trung tâm huyện khoảng 4km, hiện vẫn còn lưu giữ những không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như: đồi Khám, đình Vân Khám, chùa Khám. Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội đương đại, các loại hình dân ca cổ truyền nói chung, dân ca quan họ ở làng Vân Khám nói riêng cũng chịu nhiều áp lực. Bảo tồn di sản văn hóa quan họ không gì tốt hơn là bắt đầu từ chính những người đã sản sinh ra nó - đó chính là người dân, cộng đồng ở làng Vân Khám.

VẬT CÚNG TRONG NGHI LỄ MỠI CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở LẠC SƠN, HÒA BÌNH

Bản sắc văn hóa của tộc người, những quan niệm về vũ trụ, thế giới và nhân sinh quan của tộc người Mường được thể hiện rất rõ qua nghi lễ mỡi. Ở trong mỗi nghi lễ mỡi đều có sự tuân thủ chặt chẽ từ: trang phục của người thày mỡi, đồ lễ, cách bày trí các đồ cúng lễ, các nghi thức, hành động trong thực hành nghi lễ và các lời khấn...

TRÒ MA TRONG LỄ TANG CỦA NGƯỜI MƯỜNG THANH HÓA

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, trong đó người Mường có số dân đông thứ hai, sau người Việt, tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh... Theo các nguồn tư liệu, người Mường Thanh Hóa có nguồn gốc xuất phát từ ba nguồn: Mường bản địa, Mường do quá trình Việt hóa hay Thái hóa, Mường Bi di cư từ Hòa Bình vào.