• Văn hóa > Cổ truyền

Di sản văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám với giá trị lịch sử

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước, nơi đây còn lưu giữ 82 bia Tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc. Với ý nghĩa đó, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã để lại cho chúng ta nhiều giá trị lịch sử trong lòng dân tộc.

Tăng cường công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào

Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Trong suốt thời gian qua, công tác quản lý tại khu di tích đã thu được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải có những kinh nghiệm áp dụng cũng như những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý khu di tích trong thời gian tới.

Lễ hội truyền thống và những thách thức trong đời sống đương đại

Lễ hội với tư cách là một loại hình sinh hoạt cộng đồng diễn ra trong những thời điểm mạnh, đã thể hiện được sâu sắc các giá trị văn hóa của cộng đồng làng xã. Con người sáng tạo ra lễ hội trước hết để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, sau là để thể hiện ước mơ, khát vọng về một cuộc sống no ấm, an lành, hạnh phúc. Việc tổ chức lễ hội hàng năm vốn diễn ra theo nhịp sống của cư dân nông nghiệp, để tồn tại và phát triển trong xã hội công nghiệp, bản thân nó không tránh khỏi những thay đổi, biến tướng. Điều đó trở thành thách thức lớn trong việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

Vai trò của hương ước, quy ước trong giáo dục văn hóa truyền thống, giữ gìn thuần phong mỹ tục

Cùng với quá trình toàn cầu hóa đưa đến những biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, nhiều giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, dân tộc đang dần bị mai một, có nguy cơ mất hẳn. Để gìn giữ các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, mỗi cộng đồng có cách thức và công cụ riêng để bảo vệ và hương ước, quy ước trở thành một trong những công cụ quan trọng để điều chỉnh hành vi, quan hệ ứng xử, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. Hương ước, quy ước là những quy tắc, chuẩn mực về đạo đức, xã hội do cộng đồng lập ra, nhằm điều chỉnh các hành vi, ứng xử của tập thể và các thành viên trong cộng đồng làng, gìn giữ và phát phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. “Hương ước tức là lệ làng thành văn bản, hay hương ước là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh của làng xã” (1). “Hương ước (hương khoán, hương biên, hương lệ...) là văn bản ghi lại những tục lệ của làng, bao gồm các quy định về thế ứng xử, về các nghĩa vụ phải gánh vác, những việc được làm hay bị cấm đoán, nhằm buộc từng tổ chức, cá nhân vào đời sống cộng đồng” (2). Hương ước, quy ước có khoảng hơn 50 tên gọi khác nhau như khoán ước, cựu khoán, tục lệ, khoán lệ, ước lệ, sổ chính trị phong tục, ương ước, quy ước...

TÍNH HIỆN ĐẠI CỦA MÀU SẮC TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC PÀ THẺN

Không mang nghĩa ra đời trong giai đoạn hiện đại, cũng không hoàn toàn mang nghĩa hiện đại hình thành đối tượng về mặt sản xuất, tính hiện đại của màu sắc trên trang phục nữ truyền thống dân tộc Pà Thẻn được thể hiện thông qua việc lựa chọn, phối hợp màu sắc, cách bố trí có tính quy luật và hiệu quả thị giác, tính đồng điệu mang hơi thở xu hướng màu sắc trong đời sống đương đại.

VỀ 72 ĐẠO SẮC PHONG ĐÌNH TÀM XÁ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

Tàm Xá là làng cổ nằm ở bờ bắc gần ngã ba sông Hồng và sông Đuống. Do định cư trong điều kiện tự nhiên là vùng đất bãi ven sông nên dân làng Tàm Xá có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm và thạo nghề sông nước. Cũng do nằm trong địa bàn quan trọng của cư dân Việt cổ thời dựng nước, đặc biệt gần kề với Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương, nên Tàm Xá có lịch sử tạo dựng từ rất lâu đời. Nơi đây có ngôi đình rất linh thiêng thờ 5 vị Thành hoàng là: Cao Sơn, Quý Minh, Tản Viên sơn thánh, thủy thần Long Linh và nữ thần Cẩm phu nhân công chúa. Đặc biệt, hiện nay đình còn lưu giữ được 72 đạo sắc phong, đây là những cổ vật quý giá cần được bảo tồn (1).

LỄ HỘI TIÊN LỤC - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

Làng Tiên Lục, xưa thuộc vùng địa danh gọi nôm là Luộc, thuộc tổng Đào Quán, phủ Lạng Thương. Tiên Lục có tín ngưỡng dân gian, nghi lễ thờ đạo Phật. Thời Pháp thuộc, người dân còn theo đạo Thiên chúa thuộc dòng Đa Minh, xuất hiện vào năm 1870 đến năm 1926. Thời kỳ này, nhà thờ được làm theo kiểu nhà ở của dân (tiền kẻ hậu bẩy, lợp ngói mũi). Năm 1928, nhà thờ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Tây Âu. Sau Cách mạng tháng Tám, tổ chức họ đạo đã củng cố các hội nghĩa binh, kèn đồng, trống... Bà con giáo dân theo đạo Phật và đạo Thiên chúa ở đây luôn tích cực hoạt động, chung sống hòa thuận, đoàn kết, cùng nhau xây dựng truyền thống lịch sử văn hóa của làng cổ Tiên Lục.

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

A Sào là vùng đất thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội hàng năm tại cụm di tích đình, đền, bến Tượng - những địa danh gắn với sự tích về người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội vừa là dịp gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử của dân tộc, vừa để gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.

KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chùa Nam Bộ là sự tích hợp giữa nghệ thuật kiến trúc truyền thống và văn hóa Nam Bộ. Tự thân mỗi công trình kiến trúc chùa ở Nam Bộ, đã chuyển tải giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của người dân nơi đây. Chùa Nam Bộ xuất hiện rất sớm, theo dấu chân khẩn hoang của lưu dân người Việt. Theo đó, tôn giáo và văn hóa truyền thống nảy nở trên vùng đất mới. Trong đó, niềm tin Phật giáo luôn được trân trọng, giữ gìn. Vì thế, chùa trở thành ngôi nhà tâm linh và là một bộ phận văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ.

ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CON NGƯỜI CỦA NHO GIÁO ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở NƯỚC TA

Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội do Khổng Tử (551 - 479 trước CN), nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc sáng lập. Quá trình tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay. Nội dung bài viết này, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng giáo dục con người của Nho giáo và ảnh hưởng tích cực của nó đối với giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.