• Văn hóa > Cổ truyền

Đặc điểm cơ bản về nguồn gốc và bản chất của thần thánh trong đời sống tâm linh

Tôn sùng thần thánh là một đặc điểm cơ bản, riêng có của con người khi so sánh với các loài động vật khác có họ hàng với con người như tinh tinh, khỉ đột, đười ươi... Cùng với kinh tế, khoa học, nghệ thuật, việc tôn sùng thần thánh là một đặc điểm văn hóa riêng, tách biệt con người ra khỏi thế giới động vật. Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới đã tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này. Bài viết này là một nỗ lực để hiểu biết thêm về nguồn gốc, bản chất của hiện tượng thần thánh trong đời sống tâm linh con người.

Thần độc cước, biểu tượng chống ngoại xâm và bảo vệ biển đảo của ngư dân Thanh Hóa

Thần Độc Cước trong tín ngưỡng bản địa của cư dân vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong giao lưu với các tín ngưỡng ngoại lai được hiển hóa dưới nhiều hình hài khác nhau như: thiên thần, nhân thần, môn đệ của Phật, thánh hóa của Đạo giáo. Dù hiển hóa ở vai trò nào, hình tượng nào thần Độc Cước cũng thể hiện hình ảnh một vị thần luôn đồng cam, cộng khổ cùng nhân dân lao động. Bên cạnh đó hình tượng thần Độc Cước - hình tượng cậu bé đứng một chân được tôn thờ trong các thần điện, Phật điện là biểu tượng cho sự kiên cường, anh dũng của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống cái ác, cái hung bạo.

Lễ then tạ tổ nghề của người Tày ở huyện Văn Chấn, Yên Bái

Then Tày ở Yên Bái có hai dòng chính là: then văn (phi then), chủ yếu do nữ làm và then tướng (phi tưởng) chủ yếu do nam làm. Các ngành cúng thường có sự giao thoa lẫn nhau, trong một dòng họ, mỗi đời lại theo một ngành, con cháu làm nghề đời sau sẽ phải thờ tổ nghề của tất cả các ngành cúng. Do vậy, lễ cúng tổ nghề đầu năm của một ông/bà then có thể bao gồm việc cúng tổ nghề của nhiều ngành cúng qua các đời của gia đình. Lễ tỏn phi then ở nhà bà Hoàng Thị Chỉ thuộc thôn Giày, xã Chấn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái là một trường hợp như vậy. Hàng năm, vào dịp đầu xuân từ ngày mồng 3 đến 15 tháng giêng, gia đình bà Chỉ tổ chức lễ tỏn thi then gồm cả hai ngành then tướng và then văn. Tuy lễ kéo dài trong 12 ngày nhưng nội dung quan trọng nhất là ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.

Hương ước, quy ước của người Mông Sơn La với việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Quy ước, hương ước được coi là một hiện tượng văn hóa xã hội đặc biệt, biểu hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và đối với cộng đồng xã hội. Ngày nay, trước yêu cầu tăng cường tính tự quản và sự đồng thuận của xã hội, thì hương ước, quy ước của cộng đồng các dân tộc ít người đang có tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, trong đó có phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Qua bản quy ước của người Mông ở 22 bản thuộc 10 xã của 3 huyện Yên Châu, Mộc Châu và Bắc Yên, tỉnh Sơn La, bài viết chỉ ra những giá trị cốt lõi của quy ước, hương ước trong việc điều chỉnh các hành vi của cá nhân, cộng đồng phù hợp với phong tục tập quán và pháp luật của Nhà nước, nhằm mục tiêu xây dựng gia đình, làng bản văn hóa trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Đạo hiếu trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Đạo hiếu là giá trị hàng đầu của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, những biến cố về văn hóa đạo đức, đạo hiếu đã, đang là sợi dây gắn kết quá khứ, hiện tại, tương lai, làm nên nét riêng của nhân cách, đạo đức của người Việt Nam. Đạo hiếu gắn bó chặt chẽ với lòng yêu quê hương, đất nước của người Việt, tạo nên trục nhà - làng - nước trong sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng xã, quốc gia, dân tộc. Đạo hiếu thể hiện ở lòng biết ơn, đền đáp công ơn của con người đối với những vị thần có công với làng xã, đó là các thần Thành hoàng làng. Có thể nói, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là sự thể hiện rõ nét đạo hiếu ở cấp độ cộng đồng làng của người Việt.

Một số đặc điểm và giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống

Dân tộc Việt Nam qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta hôm nay và mai sau những giá trị văn hóa vô cùng quý giá, trong đó có hệ thống lễ hội truyền thống. Đây là di sản văn hóa quý báu đã tồn tại, đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của dân tộc. Vượt qua thời gian, lễ hội truyền thống đã lan tỏa và có sức sống bền bỉ trong đời sống tinh thàn của nhân dân.

Các dòng họ Tiên Công trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở khu đảo Hà Nam

Từ trước tới nay, khi nói tới cộng đồng, chúng ta thường nhắc tới cộng đồng ở cấp độ làng xã mà ít đề cập đến các dòng họ - nơi chứa đựng giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần trong quá trình hình thành và phát triển. Trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản của cộng đồng, dòng họ có vai trò quan trọng bởi đây là một thực thể xã hội mang tính phổ quát của loài người. Bài viết đi sâu vào nghiên cứu các dòng họ Tiên Công khu đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay.

Biểu tượng nhóm vũ khí bằng sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng

Bài viết bước đầu giải mã ý nghĩa biểu tượng của nhóm vũ khí bằng sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng, phản ánh công cuộc giữ nước thời Hùng Vương. Vũ khí sắt xuất hiện khi người Việt đã biết sử dụng đồ sắt như một khí cụ tiên tiến của thời đại, nên Thánh Gióng đã thắng giặc nhanh chóng. Trong các vũ khí như roi sắt, áo sắt, ngựa sắt thì ngựa sắt là biểu tượng tiêu biểu nhất trong truyền thuyết Thánh Gióng.

Di sản văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám với giá trị lịch sử

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Thủ đô Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước, nơi đây còn lưu giữ 82 bia Tiến sĩ của triều Lê và triều Mạc. Với ý nghĩa đó, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã để lại cho chúng ta nhiều giá trị lịch sử trong lòng dân tộc.

Tăng cường công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào

Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Trong suốt thời gian qua, công tác quản lý tại khu di tích đã thu được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải có những kinh nghiệm áp dụng cũng như những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý khu di tích trong thời gian tới.