• Văn hóa > Cổ truyền

Biến đổi văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc không gian buôn làng

Trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và các chương trình phát triển nội địa đã tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Trong các buôn làng Tây Nguyên, từ lâu, đã phát sinh nhiều hiện tượng phức tạp, thách thức khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Để duy trì bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, giới quản lý nhà nước đã thực hiện chính sách bảo tồn có chọn lọc, với nội dung cơ bản là tập trung nguồn lực nhằm duy trì hoặc tái tạo những yếu tố quan trọng nhất trong di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc (1).

ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia, bởi nó gắn với các nghi lễ, phong tục tập quán... của mỗi cộng đồng. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, tránh khoác lên mình “bộ đồng phục văn hóa” trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Bài viết đi sâu, tìm hiểu về đặc điểm của truyền thuyết địa danh (TTĐD) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua cốt truyện, cách thức tổ chức yếu tố tự sự có liên quan đến sự kiện và nhân vật lịch sử vùng.