Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ
Nổi bật
Hải Dương: Giữ gìn văn hóa truyền thống qua di tích nhà thờ họ
Nhà thờ họ tộc là nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của một dòng họ, nơi các thế hệ sau thể hiện đạo hiếu, lòng biết ơn sâu sắc với thế hệ trước, đồng thời cũng là địa chỉ tạo sự gắn kết giữa các gia đình trong mối quan hệ huyết thống. Không chỉ vậy, một số di tích nhà thờ họ được gìn giữ qua hàng trăm năm còn là chứng tích về văn hiến, văn vật của những thôn làng truyền thống.
HẬU GIANG: Giải pháp góp phần xây dựng nông thôn mới từ cuộc thi “Hộ gia đình có cảnh quan, môi trường, sáng xanh, sạch đẹp”
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dọc theo những tuyến đường, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh các trang hoàng nhà cửa, cắt tỉa cây xanh, vệ sinh môi trường xung quanh... để làm cho bộ mặt quê hương mình sáng hơn, đẹp hơn khi mùa xuân về; đồng thời, góp phần làm cho không khí trong nhà thêm ấm áp, sung túc và đặc biệt là tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ để phòng, chống dịch bệnh COVID -19.
Phú Thọ - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan
Ngày 8/12/2017, UNESCO đã chính thức đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kết quả này là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực không biết mệt mỏi của tỉnh Phú Thọ trong việc cam kết bảo vệ di sản trong tình trạng bảo vệ khẩn cấp, khẳng định sức sống lâu bền và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Đây là lần đầu tiên, một di sản từ bảo vệ khẩn cấp chuyển thành di sản đại diện mà UNESCO thực hiện.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa
Theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 8/8/2017 của UBND huyện Hoàng Sa, Nhà trưng bày Hoàng Sa chính thức khánh thành đi vào hoạt động ngày 28/3/2018. Công trình này được ví như con dấu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tiếp nối quá trình đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa nói riêng của đất nước Việt Nam.
Kiên Giang: Sau 20 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa
Qua gần 20 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa, Kiên Giang có trên 160 di tích đã được lập danh mục, với nhiều “địa chỉ” được trong và ngoài nước biết, đến như Đình Nguyễn Trung Trực, thương hiệu nước mắm Phú Quốc..., trong đó có 56 di tích đã được xếp hạng. Mỗi di tích đều mang giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, của địa phương.
Hòa Bình đẩy mạnh công tác đào tạo, quản lý, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật
Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên gần 4.600 km2, dân số trên 85 vạn người, trong đó người Mường chiếm hơn 63%. Tỉnh Hòa Bình là trung tâm đồng bào dân tộc Mường của cả nước, với câu ca lưu truyền về 4 Mường lớn “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”.
Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ)
Di tích lịch sử có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống. Bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa là việc làm thiết thực, thường xuyên gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đồng thời, giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ mai sau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng. Đó cũng là cách thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị”, đẩy mạnh công tác phát triển du lịch trên địa bàn.
Kon Rẫy - Bảo tồn, phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Việc gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của thế giới (2005) - trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại là một vinh dự to lớn, đồng thời cũng là thử thách không hề nhỏ đối với những người làm công tác văn hóa, ngành Văn hóa trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) nói riêng.
Nghệ An: Kết quả thực hiện xây dựng thí điểm “bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”
Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.490 km2, tổng số dân trên 3,3 triệu người, gồm 17 huyện, 3 thị xã và 1 thành phố, 460 xã, phường, thị trấn, 3.804 làng, bản, khối phố.