• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Ngọc Lặc xây dựng đời sống văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng - văn hóa với 4 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm: Mường, Thái, Dao và Kinh. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc sắc riêng. Thời gian qua, cùng với việc quan tâm phát triển kinh tế, huyện Ngọc Lặc đã chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH). Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiệu quả từ mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình ở Kỳ Xuân

Bạo lực gia đình là nỗi ám ảnh của nhiều người, nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Đã có không ít cuộc hôn nhân tan vỡ, nhiều gia đình tan nát và cả những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần kéo dài dai dẳng vì nguyên nhân này: Từ thực tế ấy, mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã ra đời góp phần đẩy lùi, ngăn chặn và hàn gắn những hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra.

Những điểm sáng trong phong trào và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phương Sài, thành phố Nha Trang

Trong nhiệm kỳ 5 năm 2016-2021, được sự quan tâm lãnh đạo Đảng ủy và chính quyền phường Phương Sài, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phương Sài, thành phố Nha Trang luôn bám sát nhiệm vụ của Hội và cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng các nhiệm vụ trọng tâm. Những điểm sáng trong phong trào và hoạt động của Hội LHPN phường đó chính là thường xuyên đẩy mạnh các phong trào, mạnh dạn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vừa chăm lo đến lợi ích thiết thân của phụ nữ vừa vận động chị em thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ phường lần thứ XII, góp phần cùng địa phương hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị hằng năm.

Kết quả thực hiện 20 năm Ngày gia đình Việt Nam và công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hằng năm làm ngày Gia đình Việt Nam. Sự ra đời của Ngày Gia đình Việt Nam nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình phải thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hà Tĩnh: Huyện Lộc Hà đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đồng Gián hôm nay

Năm 2020, xã Xuân Lương huyện Yên Thế, Bắc Giang về đích nông thôn mới. Đóng góp vào thành tích ấy có sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là cuộc vận động hiến đất làm đường giao thông, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất nông thôn mới của xã mà tiêu biểu là bản Đồng Gián.

Phù Cát phấn đấu đạt huyện văn hóa - nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở Phù Cát (Bình Định) không chỉ là xây dựng công trình mà là xây dựng cuộc sống mọi mặt của người dân, không chỉ lo làm kinh tế, thu nhập bình quân đạt 47 triệu/người/năm (2020), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,88%... mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Xã miền núi Vân Hòa về đích nông thôn mới

Là một trong 9 xã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) chỉ đạo về đích nông thôn mới năm 2021, cuối tháng 4 vừa qua, xã Vân Hòa đã được Tổ công tác của Thành phố chấm điểm, đủ tiêu chuẩn đề nghị UBND Thành phố Hà Nội công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để có được kết quả đó, Vân Hòa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

Yên Định (Thanh Hóa) đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người trong thời kỳ mới, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định (Thanh Hóa) luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào xây dựng GĐVH theo các tiêu chí: “bình đẳng, tiến bộ, văn minh”, đảm bảo gìn giữ, kế thừa truyền thống đạo lý của dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của đời sống xã hội.

Đời sống văn hóa trên một vùng quê văn hiến

An Bình là xã thuần nông, nằm ở phía đông của huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm huyện lỵ 1km, cách thành phố Bắc Ninh 13km, có đường Quốc lộ 17 chạy qua và Quốc lộ 38 nằm liền kề rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời xưa, xã An Bình thuộc tổng Bình Ngô, huyện Gia Bình. Nơi đây có truyền thống văn hiến đáng tự hào. Di tích đền Bình Ngô và bản “Ngọc phả” kể rõ về thời đại Hùng Vương và hệ thờ Bách Noãn. An Bình cũng là đất hiếu học và khoa bảng, với 2 trạng nguyên, 4 tiến sĩ và nhiều cử nhân, tú tài. Trong đó, Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật là thành viên “Tao Đàn hội” của vua Lê Thánh Tông, sau là phụ chính triều đình, một trung thần thời Lê.

Gò Quao đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Gò Quao (Kiên Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 33,28%). Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011 - 2020), Gò Quao đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, theo Quyết định số 344/QĐ - TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2021.