• Văn hóa > Cổ truyền

Giá trị văn hóa nghề dệt truyền thống của người Tày ở xã Nam Mẫu (Bắc Kạn)

Làng nghề thủ công truyền thống của người Tày ở xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được xem như bảo tàng sống, không chỉ kết tinh phương thức sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, mà còn lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của một cộng đồng dân cư. Đó là: giá trị cố kết cộng đồng, giá trị thẩm mỹ, giá trị về kinh tế du lịch và trải nghiệm văn hóa, giá trị bảo lưu các sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của người Tày.

Tìm hiểu văn hóa tộc người Chu ru ở Lâm Đồng

Lâm Đồng có 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa đó là: Kơ Ho, Mạ và Churu. Trong 3 tộc người này, Churu có dân số ít nhất (khoảng 2% dân số của tỉnh). Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay, người Churu vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo mang tính bản địa, đó là các nghề truyền thống, những vật dụng trong lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần… Đặc biệt là các điệu dân ca, dân vũ, chuyện cổ Churu…

Tục thờ Tiên của người Tày, Nùng trong lễ hội lồng thổng Bủng Kham (Lạng Sơn)

Cánh đồng Thất Khê nằm trong thung lũng thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Đây là vựa lúa lớn của tỉnh và cũng là nơi cư trú lâu đời của đồng bào Tày, Nùng. Cánh đồng Thất Khê không chỉ cho huyện Tràng Định lợi thế về phát triển kinh tế mà còn tạo nên sắc thái văn hóa gắn với nông nghiệp rất đặc sắc. Một trong những biểu hiện tiêu biểu của văn hóa nông nghiệp vùng cánh đồng Thất Khê chính là lễ hội lồng thổng Bủng Kham (1). Lễ hội Bủng Kham có nhiều mã văn hóa thể hiện tư duy và triết lý của người Tày, Nùng. Những triết lý này không chỉ thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan mà còn là những kinh nghiệm và ước vọng về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Trong đó, hình tượng Nàng Tiên được tôn thờ trong lễ hội ẩn chưa nhiều tục thờ gắn với tín ngưỡng nông nghiệp mà hiện nay đã phai nhạt trong cộng đồng.

Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đảo Hà Nam (Quảng Ninh)

Hà Nam là một vùng đất thuộc thị xã Quảng Yên, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây vốn là một vùng đất nằm ở cửa sông Bạch Đằng, chủ yếu là đất bãi triều do phù sa sông lắng đọng. Điều kiện tự nhiên, đời sống sinh hoạt đã hình thành nên một nền văn hóa độc đáo, giàu giá trị về phong tục tập quán, lễ hội truyền thống. Trong đó, hát đúm là một loại hình dân ca đặc sắc, phản ánh đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Hát đúm không cầu kỳ, kiểu cách hay ưa sang trọng mà gần gũi, gắn với lời ăn tiếng nói, văn hóa đời sống hằng ngày của người dân lao động.

Vài nét về văn hóa xứ Huế

Tiểu vùng sông Mê Kông là một trong những cái nôi đã hình thành nên nền văn minh nhân loại với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc mang tính độc đáo. Việt Nam nói chung và Huế nói riêng là một trong những mảnh đất nằm trong khu vực cần khai thác về tiềm năng văn hóa du lịch trong lộ trình phát triển. Những giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt như một sự kết nối giữa quá khứ - hiện tại và dung hợp - nơi còn lưu giữ những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống độc đáo, quý giá, mang tính đặc trưng trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những yếu tố tinh túy của kiến trúc dân tộc kết hợp với tiếp thu nghệ thuật kiến trúc của các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, từ đó hội tụ thành một đô thị văn hóa ở vùng đất kinh kỳ với sự kết hợp đan xen, giao hòa và khác biệt.

Ngày xuân kể chuyện nam nữ thời xưa hát đối đáp

Trong xã hội cũ, quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân chỉ được thực hiện trong giới quý tộc, những người trung thành với giáo lý Khổng Mạnh. Trong dân gian, trên cánh đồng, ở các phiên chợ, trên những con thuyền đầy khách xuôi ngược, thanh niên nam nữ thường gặp gỡ, trò chuyện, hát hò một cách tự nhiên, thoải mái. Đặc biệt, vào các ngày hội xuân, hội thu và những đêm hát ví (có thể diễn ra trong bất cứ ngày nào) là những dịp để các đôi nam nữ trổ tài ứng đối mẫn tiệp. Người hát là họ, người thưởng thức là họ và bà con cô bác yêu thích văn nghệ ở gần nơi diễn ra cuộc hát.

Thịt mỡ, dưa hành...

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng “âm dương”. Vì vậy, việc ăn bánh chưng, giò mỡ với dưa hành làm bữa ăn đậm đà hương vị.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ

Theo số liệu Điều tra các dân tộc thiểu số ngày 1-4-2019, nước ta có khoảng 1.319.652 người Khmer (1), là cộng đồng dân tộc thiểu số cư trú tập trung đông nhất ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Họ cư trú chủ yếu tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ... Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Khmer đã tạo dựng nên hệ giá trị văn hóa truyền thống lâu đời gắn bó mật thiết với Phật giáo Khmer Nam tông, thể hiện sự độc đáo trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...

Nét đặc sắc trong văn hóa cư trú của các tộc người vùng núi phía Bắc

Nghiên cứu không gian văn hóa ở góc nhìn vùng địa lý gắn với bản sắc văn hóa cho thấy những nét đặc sắc, độc đáo về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng được thể hiện trong không gian cư trú của từng tộc người. Bài viết, sử dụng các phương pháp tổng hợp tư liệu, quan sát thực địa và điều tra phỏng vấn, nhằm làm rõ hơn về giá trị của cảnh quan văn hóa vùng Việt Bắc, mô tả khái quát về văn hóa truyền thống của cư dân Bách Việt trong bối cảnh hội nhập khu vực Đông Nam Á, qua đó trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa tộc người và khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở nơi đây.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người M'Nông ở khu vực Tây Nguyên

Văn hóa tín ngưỡng là một yếu tố cấu thành của nền văn hóa dân tộc. Được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, cùng với thời gian, các loại hình tín ngưỡng đã đi vào mạch sống của từng cộng đồng tộc người, góp phần làm nên sắc thái văn hóa riêng biệt ở mỗi tộc người và sự đa dạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.