• Văn hóa > Cổ truyền

Nghệ thuật trang trí lồng đèn Hội An - giá trị cần bảo tồn và phát triển

Lồng đèn Hội An (Quảng Nam) là sự kết tinh trong mối quan hệ giao thương của Việt Nam với các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của thương cảng Hội An từ hơn 400 năm trước. Văn hóa Hội An nói chung, lồng đèn nói riêng là kết quả của sự giao thoa giữa các nền văn hóa này, mà giá trị cũng như hình dáng đặc trưng của nó đã trở nên rất nổi tiếng, như một món quà mà Hội An tạo ra với mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người Mường ở Cẩm Lương (Thanh Hóa)

Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa đặc biệt của con người, ra đời cùng với quá trình tồn tại và phát triển của loài người. Đối với người Mường ở Cẩm Lương, một địa phương nằm ở khu vực vùng cao miền Tây Thanh Hóa, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với điều kiện sản xuất còn nhiều hạn chế, điều kiện tự nhiên khó khăn. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng, liên quan đến sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tộc người. Các hoạt động tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng cấu thành nên đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Mường.

Lược sử nón lá

Hằng trăm năm qua, nón lá không chỉ là vật vô tri để che mưa che nắng mà còn sống động trong thơ ca, truyện kể. Nhưng có lẽ, còn ít người chú ý đến những chiếc nón lá của quê hương Bình Định, đây mới là chiếc nón được ghi khá nhiều trong sử sách, là thứ nón duy nhất của cả nước mà mỗi khi cứ đến lệ xuân, được chọn mua để nộp cho triều đình từ gần 200 năm trước. Đến đầu TK XX, nón lá Bình Định còn xuất khẩu cả ra nước ngoài.

Những giá trị văn hóa độc đáo của người Mạ ở Lâm Đồng

Theo thống kê, hiện nay Lâm Đồng có 47 dân tộc từ các vùng, miền trong cả nước. Trong đó, 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa có nguồn gốc lâu đời và có số người đông nhất là Cơ ho, Mạ và Chu ru (chiếm 19% dân số toàn tỉnh). Về dân số, người Mạ (còn gọi Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn…) đứng thứ 2 sau tộc người Cơ ho, song về phong tục, tập quán và những giá trị văn hóa hiện còn lưu giữ thì văn hóa người Mạ lại rất phong phú và đa dạng…

Tết Ga Tho Tho của người Hà Nhì đen ở Bát Xát, Lào Cai

So với mọi năm, mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn hẳn, đối với vùng cao, cái rét cắt da cắt thịt còn rõ rệt hơn nhiều. Trên con đường ngoằn ngoèo phủ dày sương dẫn đến địa bàn sinh sống của người Hà Nhì đen tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là những cây đào già nhiều lộc, chỉ trực chờ có ánh nắng mặt trời để bung nở khoe sắc. Một năm, người Hà Nhì có nhiều cái Tết, nhưng Tết Ga Tho Tho là cái Tết có ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất. Đây cũng là Tết tổng kết một năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, chuẩn bị Tết Nguyên đán, bước vào năm mới.

Bao giờ cây lúa còn bông...

Năm 2021 theo lịch can chi là năm Tân Sửu, còn gọi là năm con trâu. Trâu là một con vật vô cùng thân thuộc trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Nhân dịp năm Sửu, chúng ta cùng dừng lại suy ngẫm đôi điều về một con vật, một người bạn, đã gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần ngàn đời của người dân Việt Nam.

Một số phong tục trong hương ước cải lương ở Lâm Thao (Phú Thọ) trước năm 1945

Việc hôn nhân và tang ma là những mốc quan trọng trong chu kỳ đời người. Phong tục hôn nhân, tang ma ở huyện Lâm Thao được ghi chép trong hương ước cải lương thời kỳ Pháp thuộc. Bài viết này trình bày một số nét về phong tục hôn nhân, tang ma ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trước năm 1945, qua đó góp phần tìm hiểu văn hóa truyền thống của địa phương cũng như văn hóa dân tộc.

Tìm hiểu tập quán lựa chọn nơi sinh sống của người Thái ở Nghệ An

Là cư dân nông nghiệp, người Thái nói chung và người Thái ở Nghệ An nói riêng đặc biệt chú trọng nơi sinh sống và canh tác. Trong tâm thức của đồng bào, yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn nơi sinh sống là gần nguồn nước và rừng núi, còn các yếu tố khác thường chỉ mang tính hỗ trợ. Theo họ, nước là yếu tố mang lại sự thuận tiện cho sinh hoạt, là nguồn sống quan trọng. Rừng gắn với tập quán sản xuất nương rẫy, nơi cung cấp một phần nguồn sống, nơi trú ẩn trong thời chiến loạn. Với người Thái, chợ là nơi thị phi, phức tạp, có thể gây mất đoàn kết cộng đồng, nên họ thường ở xa quốc lộ và các nơi buôn bán sầm uất. Đây là những tâm lý tộc người đặc trưng trong việc lựa chọn địa bàn sinh sống của tộc người Thái.

Tín ngưỡng thờ cúng Tư mã Hai Đào ở miền núi Thanh Hóa qua di tích đền thờ và lễ hội

Từ bao đời nay, hình ảnh vị tướng quân Tư mã Hai Đào đã in đậm trong tâm thức đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh. Ông được nhà vua phong là Phò mã, Tư mã, Tư lệnh biên phòng, cầm quân đánh đuổi giặc xâm chiếm vùng biên giới Việt - Lào, mang lại cuộc sống ấm no, thanh bình cho bản làng. Những câu chuyện dân gian, di tích, di vật, lễ hội... về ông hiện còn lưu giữ ở các huyện Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát... Tư liệu còn lại về ông không nhiều, nhưng những chứng tích, ghi chép ít ỏi ấy sẽ mãi là “nguồn sống” quý giá đối với người Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.