• Văn hóa > Di sản

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ví, giặm ra đời và phát triển từ TK XVII-XVIII, trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng, với sự tham gia của nhiều tầng lớp, từ người lao động đến văn nhân, nho sĩ. Ngày nay, trung tâm của di sản ví, giặm ở các làng nằm hai bên bờ sông Lam và sông La như làng Kim Liên, Bồi Sơn (Nghệ An); Thạch Việt, Trường Lưu (Hà Tĩnh). Ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, được thực hành phổ biến trong đời sống, trong các cuộc vui, lễ hội, liên hoan, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng và còn được khai thác thành các trình diễn nghệ thuật trên sân khấu.

Giá trị của di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, Đà Nẵng

Thành Điện Hải là một di tích lịch sử, văn hóa mang nhiều giá trị về mặt lịch sử. Trải qua gần 200 năm tồn tại, di tích từng chứng kiến nhiều trận đánh lớn của nhân dân ta chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha (giai đoạn 1858-1860) và cả sau này. Thành là biểu tượng cho ý chí quật cường, thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong buổi đầu kháng Pháp. Di tích thành Điện Hải mang giá trị tiêu biểu và như một pho sử vàng son trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Tĩnh Lự thiền tự - Ngôi chùa cổ trên đất Kinh Bắc

Tĩnh Lự thiền tự thuộc thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, là một ngôi chùa cổ nằm trên núi Yên Sơn của dãy Thiên Thai. Dãy núi Thiên Thai hay còn gọi là núi Đông Cứu/ Đông Cao, gồm 9 quả núi liền kề nhau, tạo hình uốn lượn như hình con rồng, “cũng là một thắng cảnh nổi tiếng” (1), “trèo lên đỉnh núi mà ngắm nhìn quả thấy là một bầu trời tươi đẹp” (2). Ngoài ra, ngọn núi này cũng được đề cập trong nhiều tư liệu lịch sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Thoái thực kỳ văn…

Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành, phát triển của mỗi vùng đất đều để lại dấu ấn qua những di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH). Trải qua thời gian, các di tích thể hiện vai trò, ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng, dân tộc. Bài viết tập trung làm rõ ý nghĩa và đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của DTLSVH Quận 11, TP.HCM.

Đàm phán hồi hương Ấn "Hoàng đế chi bảo" thành công tốt đẹp

Chiều tối 14-11, thông tin mới nhất về kết quả đàm phán “hồi hương” ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, Bộ VHTTDL cho biết, trên cơ sở kết quả xác định được tính xác thực của ấn vàng, hai bên đã thống nhất việc chuyển giao ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” cho phía Việt Nam trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Đồng thời, thống nhất thực hiện quy trình, thủ tục pháp lý liên quan để có thể hồi hương ấn vàng về Việt Nam theo quy định pháp luật của hai quốc gia.

Lan tỏa các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ

Với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ: bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Óoc Om Bóc - đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ V năm 2022 (diễn ra từ ngày 2 đến 8-11) đã thành công tốt đẹp.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di tích Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là 1 trong 6 văn miếu lớn nước ta. Xét về kiến trúc và giá trị lịch sử, Văn miếu Mao Điền chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Năm 2007, di tích được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và trở thành thiết chế văn hóa, giáo dục, địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn của Hải Dương cũng như các tỉnh lân cận.

Thế hệ Gen Z với lễ hội truyền thống tại địa phương

Lễ hội truyền thống (LHTT) là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nó phản ánh lịch sử, phong tục tập quán, tinh thần đoàn kết của người dân trong cùng một địa phương. Thế hệ Gen Z (năm sinh từ 1995-2010) là một thế hệ năng động, nhiệt huyết, được tiếp cận sớm với công nghệ và toàn cầu hóa. Đây là thế hệ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu này tìm hiểu hứng thú của thế hệ Gen Z với LHTT địa phương ở cả phần lễ và phần hội.

Kiến tạo truyền thống - lựa chọn trong bảo tồn và phát huy Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với những thăng trầm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như những tác động khách quan và chủ quan từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhiều Văn Miếu hàng tỉnh ở Việt Nam đã bị hư hại, xuống cấp và thậm chí biến mất. Từ sau Đổi mới, cùng với nhiều loại hình di sản khác, các Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) từng bước được phục hồi. Trong quá trình bảo tồn, phục hồi và khai thác giá trị di sản, có thể nhận thấy có nhiều sự thay đổi trong các hoạt động thờ tự, tổ chức tế lễ cũng như phục hồi các công trình, hiện vật cũ của các Văn Miếu hàng tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của chính đời sống văn hóa đương đại. Bài viết sử dụng lý thuyết Sáng tạo truyền thống để xem xét nguyên nhân và cách thức mà những truyền thống cũ đã được kiến tạo như thế nào ở các Văn Miếu hàng tỉnh thuộc ĐBSH. Đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn Miếu hàng tỉnh ở miền Bắc trong thời đại xã hội số ở Việt Nam hiện nay.