Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện
Nổi bật
Chính sách thuế, phí cho phát triển văn hóa: Thực trạng hiện hành, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại nói chung, với mỗi con người và mỗi dân tộc nói riêng. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, trong thế kiềng ba chân của mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong đó, văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước.
Đổi mới đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo
Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo (CNVHST), bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, không thể thiếu sự đầu tư cho các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong các nhiệm vụ và giải pháp căn cốt là: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực” (1), trong đó, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học cần được đặt ở vị trí trung tâm bởi đây là hoạt động giáo dục, đào tạo mang tính căn bản, hệ thống, chính quy.
Cần có định hướng, giải pháp để xây dựng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ lý luận, phê bình VHNT
Ngày 26-5-2023, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật (VHNT) Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học “Đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay: Thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển”.
Đại biểu Quốc hội nói về nới rộng visa và các giải pháp phục hồi, tăng trưởng du lịch
Ngày 27-5 tới, Quốc hội sẽ bàn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, để tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập, xuất cảnh ở Việt Nam, qua đó góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng du lịch. Cùng với việc nới rộng miễn giảm visa, cần có thêm những biện pháp gì để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? Phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật đã đặt câu hỏi như vậy với một số đại biểu Quốc hội bên hành lang phiên họp hôm nay xung quanh vấn đề này.
Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa và nguyên tắc tối ưu hóa các nguồn lực trong phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trước khi bản Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời vào năm 1943, nước ta chưa có một văn bản nào bao quát một cách chính xác về con đường phát triển nền văn hóa nước nhà. Vì vậy, Đề cương tuy ngắn gọn nhưng rõ ràng và có tính khái quát cao đã trở thành nền tảng lý luận vững chắc để sự nghiệp phát triển văn hóa mới của nước ta đi theo một định hướng xuyên suốt với những nguyên tắc: đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, khi đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm văn hóa đang đối mặt với nhiều bế tắc.
“Đề cương về văn hóa Việt Nam” 1943 - khởi nguồn của khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Những bài học sâu sắc đặt ra sau 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc sẽ là nguồn động lực lớn lao để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đoàn kết một lòng, ra sức cống hiến trí tuệ, tài năng, đưa dân tộc ta đến những thắng lợi vẻ vang”.